Cải xanh: rau lợi tiểu

2018-05-03 08:42 PM
Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải xanh, Cải bẹ xanh, Cải canh, Cải cay - Brassica juncea (L.) Czern. et Coss, thuộc họ Cải -

Brassicaceae.

Mô tả

Cải xanh là cây thảo hằng năm, hoàn toàn nhẵn, cao 40 - 60cm hay hơn, rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc, hình trái xoan, tù, có cuống lá có cánh với 1 - 2 cặp tai lá; phiến dài tới 1m, rộng 60cm, hơi hay có răng không đều; các lá ở thân tiêu giảm hơn; các lá phía trên hình dải - ngọn giáo dài 5cm, rộng 5 - 10mm. Hoa vàng nhạt, khá lớn, cao 1,5cm, xếp thành chùm dạng ngù. Quả cải 35mm, tận cùng bởi một mũi nhọn, dài 4 - 5mm, mở thành các van lồi, có đường gân giữa rõ. Hạt hình cầu, có mạng màu đen đen, dài 2mm. Có nhiều thứ khác nhau.

Mùa hoa tháng 3 - 6.

Nơi sống và thu hái

Cây của châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nhiều ở vùng Trung Á. Ở nước ta, Cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước làm rau ăn. Cây chịu được nóng mưa. Có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Ở miền Bắc Việt Nam có hai vụ: - Vụ chiêm tháng 2 - 6, gieo 30 - 35 ngày thì được thu hoạch; - Vụ mùa tháng 8 - 11, gieo 20 - 25 ngày thì nhổ cấy, 30 - 35 ngày sau ăn được.

Tính vị, tác dụng

Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt Mù tạc đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%) chế mù tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy.

Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.

Dưa cải là món ăn thông thường. Có thể dùng ăn sống chấm với nước thịt kho, cá kho, nước mắm, nấu canh với thịt, với cá, tép, tôm, chưng cá, xắt nhuyễn chưng với trứng vịt, hay kho với lòng lợn, nước tương, kho với thịt vv... Dưa cải có thể muối ăn liền (muối xổi), chọn cây có ngồng, cắt khúc, phơi héo rồi muối trong 1 - 2 ngày để ăn; hoặc muối dưa để lâu (phải để nguyên cây phơi héo rồi muối vào khạp để ăn trong 2 - 3 tháng).

Đơn thuốc

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già. Hạt Cải xanh, hạt Củ cải, hạt Tía tô, mỗi vị 8 - 12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4 - 5gel, ngày uống 2 - 3 lần.

Viêm khí quản: Hạt Cải xanh (sao) 6g, hạt Cải củ (sao) 10g, hạt Cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày.

Đơn độc sưng tấy: Hạt Cải xanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài...

Ghi chú

Ta còn trồng loài Cải xanh nhỏ - Brassica cernua Forbes et Hemsl., có lá nhỏ hơn, có khuyết, mép có răng cao, cuống lá nhỏ tròn; hoa vàng; quả hình trụ tròn, ngắn hơi dẹt; hạt rất nhiều. Trong lá tươi có acid oxalic và calcium. Người ta dùng lá cải xanh nhỏ chữa lỵ, làm toát mồ hôi và nước sắc hạt trị đau thắt lưng, ho và chứng khó tiêu.

Bài viết cùng chuyên mục

Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu

Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu

Móng bò đỏ: có tác dụng lợi trung tiện

Loài cổ nhiệt đới nhưng không gặp mọc hoang ở Đông Nam châu Á. Được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng vì hoa to, đẹp.

Bộp xoan ngược, tác dụng thư cân hoạt lạc

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng vùng núi cao 1.200m thuộc tỉnh Lai Châu

Dung hoa chuỳ: cây thuốc trị phát ban

Quả chiết được dầu thắp, Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết, Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược

Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy

Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da

Bìm bìm trắng: điều trị các vết thương rắn cắn

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.

Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu

Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác, quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm, bắp chuối dùng ăn gỏi

Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp

Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp

Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp

Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi

Huyết hoa, thuốc trị phong, mụn loét

Ở Phi châu, hành được dùng làm thuốc duốc cá; cũng có độc đối với lợn, Ở Ân Độ, dịch ép của hành được dùng ngoài trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Máu chó: thuốc chữa ghẻ

Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.

Lôi, chữa bệnh lậu

Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà

Đa lông, cây thuốc giảm phù

Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng

Nấm sò: thư cân hoạt lạc

Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.

Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng

Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai

Chó đẻ dáng đẹp: làm thuốc giảm sốt cho trẻ em

Trong y học cổ truyền của Thái Lan, người ta dùng lá khô làm thuốc giảm sốt cho trẻ em, còn dùng lá tươi đắp ngoài trị loét aptơ và apxe.

Cải bẹ: phá huyết tán kết

Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut.

Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương

Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương

Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng

Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày

É lớn đầu bổ, cây thuốc điều hoà và kích thích

Dân gian dùng toàn cây sắc uống chữa cảm sốt ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị chứng vô kinh; lá được dùng nấu nước rửa để làm sạch vết thương

Câu đằng: chữa trẻ em kinh giật

Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định

Bầu nâu: chữa táo bón

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.

Mè tré: ôn bổ tỳ thận

Quả thường được dùng như quả cây Ích trí, Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm, Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.