Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da

2018-03-31 11:49 AM

Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Muồng trinh nữ, Trà tiên, Mắc cỡ đất - Cassia mimosoides L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây bụi dạng thảo cao 30-45cm, phân nhánh ngay từ gốc, đôi khi mọc nằm bò trên mặt đất. Cành mảnh, có lông màu vàng. Cuống lá có một tuyến ở gốc và mang 12 -20 đôi lá chét; lá kèm hình tam giác rất nhọn. Hoa mọc 1-2 cái trên nách lá, màu vàng. Quả đậu hình lưỡi hái hoặc gần thẳng, rất mỏng, chứa 10-14 hạt, có vách ngăn.

Cây ra hoa, quả quanh năm.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Cassiae Mimosoidis.

Nơi sống và thu hái

Loài của Đông Nam Á châu lục địa, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những chỗ đất trống, bãi hoang từ bờ biển cho tới độ cao 2.000m. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu tích, lợi tiểu, nhuận táo.

Công dụng

Cành lá non có thể dùng nấu chín làm rau ăn. Quả chín có thể luộc ăn. Toàn cây được dùng làm thuốc trị: 1. Viêm thận phù thũng, hoàng đản; 2. Ho có đờm rãi; 3. Táo bón thường xuyên; 4. Trẻ em cam tích. Cũng dùng trị rắn cắn, mắt quáng gà, lở sơn và đinh nhọt. Lá và rễ có khi được dùng trị bệnh lỵ. ở Ân Độ, rễ được dùng trị co cứng dạ dày.

Liều dùng

Dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.

Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nát đắp hoặc nấu nước tắm rửa trị đinh nhọt và viêm mủ da.

Đơn thuốc

Hoàng đản: Muồng trinh nữ 60g, Rau má mỡ 30g, dạng thuốc sắc.

Viêm thận phù thũng: Muồng trinh nữ, Biển súc mỗi vị 30g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết

Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.

Mã tiền, thông lạc, chỉ thống

Đến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Để nơi khô ráo tránh mối mọt

Hoàng đằng: cây thuốc trị sưng viêm

Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt

Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.

Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt

Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng

Mung rô Trung Quốc: thư cân hoạt lạc

Có một loài khác là Munronia henryi Harms, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khư phong chỉ thống, giải nhiệt triệt ngược, được dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.

Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.

Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau

Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.

Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu

Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít

Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt

Nấm sữa, ức chế báng nước

Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước

Bìm bìm lá nho, làm mát lợi tiểu

Ở Campuchia, người ta dùng thân dây làm thuốc uống trong và rửa ngoài để trị bệnh đậu mùa và sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chữa đái són đau và bệnh đường tiết niệu

Cà na: bổ và lọc máu

Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh

Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh

Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm

Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.

Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu

Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang

Nghể gai, thuốc tiêu thũng

Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt

Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu

Bách kim, cây thuốc lợi tiểu

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch

Dung lụa: cây làm thuốc nhuộm

Dùng chế thuốc nhuộm đỏ, Ở Trung Quốc, rễ, lá và hoa được sử dụng làm thuốc, Lá dùng đốt tro, phối hợp với phèn làm thuốc nhuộm.

Keo đẹp: thuốc long đờm

Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.