Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

2017-11-04 05:10 PM
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dương cam cúc - Matricaria chamomilla L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo hàng năm, cao tới 60cm. Thân mọc đứng và phân nhánh. Lá kép lông chim 2 lần với các đoạn hình dải nhọn như gai. Lá nói chung hoàn toàn nhẵn. Cụm hoa hình đầu nằm ở ngọn các cuống mảnh, đường kính của đầu hoa là 1-1,5cm, với 1 vòng đơn các hoa hình lưỡi trắng và ở giữa rất nhiều hoa hình ống màu vàng xếp trên mặt đế hoa phồng lên thành dạng nón nhọn sau khi hoa nở. Quả là những quả bế màu vàng trăng trắng dạng nón ngược, nhẵn ở mặt ngoài, khía 5 cạnh ở mặt trong.

Ra hoa tháng 5 - 9.

Bộ phận dùng

Các đầu hoa, ít khi dùng toàn cây có hoa - Capitulum et Herba Matricariae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Trung Âu được nhập vào trồng ở Đà Lạt. Gieo trồng bằng hạt vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Thu hái khi các đầu hoa đã nở hết hoàn toàn. Phơi trong râm ở nhiệt độ 35oC.

Thành phần hoá học

Hàm lượng tinh dầu thay đổi từ 0,2-1,8%. Màu lam sẫm của tinh dầu vừa mới cắt xong do có hàm lượng cao của chamazulen (1-1,5%). Chất carbur này được tạo thành trong quá trình chưng cất hơi nước từ một guaianolid là matricin. Các thành phần khác của tinh dầu là (-)a-bisabolol (10-25%), các acid A và B của bisabolol (10-25%), một ether cyclic poly-en, yne (1-10%) và nhiều carbur. Đầu hoa còn chứa nhiều flavonoid; umbelliferon và herniarin (cumarin).

Tính vị, tác dụng

Dương cam cúc có tác dụng tiêu viêm và khử trùng, nó cũng tác dụng như chống co thắt trên nhiều cơ quan khác nhau và cũng làm ra mồ hôi nhẹ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn. Dương cam cúc cũng được dùng có kết quả chống các viêm nhiễm đường tiết niệu và trị chứng thống kinh. Thường dùng dưới dạng thuốc hãm (chỉ giữ được 10-15% tinh dầu hiệu hữu trong dầu hoa) hoặc chế thành thuốc (cồn chiết, xirô) với liều 1 thìa xúp dược liệu trong 1 lít nước. Dùng ngoài, hãm và rửa hoặc dùng bột để trị các vết thương lâu lành, trị các bệnh về da như zona, đinh nhọt, phát ban, trĩ, chống các viêm nhiễm ở miệng, họng và mắt.

Người Đức và các nước Trung Âu dùng nhiều trong điều trị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoá. Người ta dùng Dương cam cúc cùng với các chiết xuất và tinh dầu của nó để chế các pomat và các thuốc xúc rửa dùng tiêu viêm và làm lành sẹo.

Trong mỹ phẩm, người ta dùng nó chế nước gội đầu, làm gel chống nắng; tinh dầu được dùng trong hương liệu và chế xà phòng thơm.

Ở Tuynidi, có nơi dùng hoa làm thuốc lọc máu sau khi sinh đẻ và làm thuốc dịu đau trước khi sinh. Người ta còn dùng Dương cam cúc làm thuốc trị cơn đau sỏi thận.

Bài viết cùng chuyên mục

Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt

Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù

Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.

Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao

Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt

Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao

Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng

Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy

Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Mí mắt, thuốc trị táo bón

Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình

Mộc ký ngũ hùng: nấu nước uống trị ho

Mộc ký ngũ hùng, còn được gọi là tầm gửi năm nhị, với tên khoa học Dendrophthoe pentandra (L.) Miq là một loài thực vật ký sinh thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây thường bám trên các cây khác như mít, xoài, hồng xiêm.

Bìm bìm lam, tác dụng nhuận tràng

Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô

Cocoa: dùng chữa lỵ

Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ

Đắng cay leo: cây thuốc điều kinh hạ nhiệt

Cây mọc tự nhiên ở rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, tới Lâm Đồng.

Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.

Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày

Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai

Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An

Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm

Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.

Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ

Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu

Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu

Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái

Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo

Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá

Gáo, cây thuốc chữa ho

Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét

Khế tàu, thuốc trị trĩ

Ở Ân độ, thường dùng làm đồ hộp dạng xirô, hoặc dầm mắm, Người ta sử dụng quả dưới dạng món cary dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C

Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu

Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.

Háo duyên: cây thuốc uống trị giun

Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.

Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho

Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Dung lụa: cây làm thuốc nhuộm

Dùng chế thuốc nhuộm đỏ, Ở Trung Quốc, rễ, lá và hoa được sử dụng làm thuốc, Lá dùng đốt tro, phối hợp với phèn làm thuốc nhuộm.

Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị

Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích