Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da

2018-07-28 11:52 AM
Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chùm bao lớn, Lọ nồi - Hydnocarpus anthelmintica Pierre ex Laness, thuộc họ Chựm bao - Kiggelariaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn cao 8 - 20m, cành nhánh to và xoè rộng, tán hình ô, dày rậm. Vỏ màu xám đen, có xơ. Lá đơn mọc so le, phiến lá khi non màu hồng, khi già cứng và bóng, thường hình trái xoan dài hoặc thuôn, dài 15 - 30cm, rộng 3 - 7cm, gốc không cân xứng, gân bên 8 - 10 cặp. Chùm 2 - 3 ở nách lá, ít hoa; hoa đơn tính cùng gốc hay lưỡng tính; 5 lá đài không lông, 5 cánh hoa rời nhau dài 15mm; 5 nhị; bầu 1 ô có lông với 5 giá noãn. Quả tròn to 7 - 12cm; vỏ quả có lông như nhung đen; hạt 30 - 50, to 1,5 - 2,2cm, có nhiều góc cạnh và có vỏ cứng như sừng.

Hoa tháng 4 - 6, quả tháng 7 - 11.

Bộ phận dùng

Hạt phơi hay sấy khô - Semen Hydnocarpi Anthelminticae; thường gọi là Đại phong tử.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố rộng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở miền Trung và miền Nam, trong rừng rậm, thường ở gần các sông suối. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát ở các đường phố và làm cảnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa quả chín (8 - 10) lấy quả về đập lấy hạt phơi khô. Khi dùng đập bỏ vỏ cứng lấy nhân; uống trong thì ép bỏ dầu; dùng ngoài để nguyên không cần ép. Nếu dùng dầu thì ép hạt lấy dầu hoặc chiết dầu bằng dung môi.

Thành phần hoá học

Nhân hạt chứa dầu 64,8 - 65,5%, một glucosid thuỷ phân cho glucose và acid cyanhhydric. Hạt chứa 16,3%; dầu này chứa acid hydnocarpic 67,8%, acid chaulmoogric 8,7%, acid garlic 1,4%, acid oleic 12,3%, acid palmitic 7,5%, các đồng phân dưới các acid hydnocarpic 0,1%.

Tính vị, tác dụng

Vị béo hơi cay, mùi hôi, tính ấm, có độc; có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ ghẻ. Dầu của hạt Chùm bao lớn cũng tương đương với dầu của cây Lọ nồi (hay dầu Chaulmoogra thực).

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài. Ngày dùng 2 - 4g (bỏ dầu) dạng thuốc hoàn hoặc sắc. Khi uống trong thường dễ bị nôn. Do đó, dùng thuốc có Đại phong tử thì phải có bao ngoài bọc đường hay cao, hoặc cho vào giữa quả chuối mà nuốt để khỏi nôn mửa. Uống trong bắt đầu dùng liều ít nhất 1 - 2g, ngày chia uống 2 lần; sau vài ba ngày sẽ tăng lên dần đến liều 2 - 4g ngày; kị ăn các chất sống lạnh. Dùng ngoài liều lượng không hạn chế.

Trong y học, người ta thường dùng các dẫn xuất của cây như ethyl hydnocarpat gồm chủ yếu là ethyleste của chaulmoogric và acid hydnocarpic được dùng tiêm bắp thì thuốc ít gây kích thích hơn. Có khi dùng uống dầu hoá dưới dạng giọt, nhưng thuốc rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Hiện nay trong điều trị bệnh hủi. Chùm bao lớn đã được thay thế bằng những loại thuốc chữa khác có tác dụng và tiện sử dụng hơn. Ở Campuchia người ta cũng dùng dầu hạt trị bệnh như dầu Đại phong tử. Vỏ cây, phối hợp với những vị thuốc khác dùng chế uống bồi dưỡng cho các phụ nữ sau khi sinh con. Quả ăn được nhưng hạt lại có độc. Ở Thái Lan dầu hạt dùng trị phong và bệnh ngoài da khác.

Đơn thuốc

Chữa phong hủi, giang mai, chàm và lở ngoan cố ở chỗ: Đại phong tử 20g, Khổ sâm bắc (củ) 120g, tán viên với hồ bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 8g; ngày uống 2 lần.

Các loại mụn nhọt sưng đau: Đại phong tử, Hoàng Long não đều 4g, Phèn phi.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngẫn chày, chữa các rối loạn của dạ dày

Cuống hoa phân nhánh từ gốc và chia thành xim hai ngả. Các lá đài và cánh hoa đều có lông. Lá noãn chín dạng trứng ở trên một cuống quả khá bậm, hơi ngắn hơn chúng

Phượng: sắc nước uống trị sốt rét gián cách

Gốc ở châu Phi nhiệt đới, trồng chủ yếu để lấy bóng mát, ở cả đồng bằng và vùng núi, dọc đường đi, các vườn hoa, thu hái vỏ và lá cây quanh năm

Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết

Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.

Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao

Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.

Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.

Bìm bìm lam, tác dụng nhuận tràng

Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô

Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn

Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.

Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm

Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.

Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió

Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn

Dung đất, cây thuốc chữa rong kinh

Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình, Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.

Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ

Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.

Nuốt hôi: quả và lá đều có độc

Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang

Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương

Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương

Kim quất, thuốc trị bệnh đường hô hấp

Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu, lá dùng trị bệnh đường hô hấp, Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da

Muồng trâu, dùng chữa táo bón

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Ngấy tía: dùng trị thổ huyết

Cây có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.

Bí đao, có tác dụng lợi tiểu tiện

Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ Bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau

Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp

Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng

Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu

Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet

Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.

Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt

Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.

Mùi chó quả mọng, cây thuốc

Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa

Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu

Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau