Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm

2018-07-21 08:47 PM

Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chùa dù, Kinh giới rừng, Kinh giới núi - Elsholtzia blanda (Benth.) Benth., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm, cao 0,5 - 1,5m. Thân vuông, có lông mềm, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối; phiến lá hình mác, hai đầu thuôn nhọn, dài 3 - 15cm, rộng 0,8 - 4cm, mặt trên nhẵn, chỉ có lông ở gân, mặt dưới có lông mịn, mép khía răng không đều, đôi khi có viền hơi tím; cuống ngắn 0,3 - 1,5cm. Cụm hoa hình bông dày, dài 4 - 8cm, có thể đến 20cm, mọc ở nánh lá và ở ngọn; hoa màu trắng xếp dày đặc thành vòng sít nhau; đài hình chuông ngắn, có lông ở mặt ngoài; tràng hoa hơi có lông ở mặt ngoài, nhẵn ở mặt trong, có 4 thuỳ gần bằng nhau; nhị 4, hai cái dưới hơi thò dài. Quả hình bầu dục, dẹt, dài 0,5 - 1mm, màu nâu đen.

Mùa hoa tháng 6 - 10, mùa quả 10 - 12.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Elsholtziae Blandae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở vùng núi cao và rừng thông, từ Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn... qua Nghệ An, đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum và Lâm Đồng; có nơi chúng tập trung thành bãi lớn. Người ta thu hái toàn cây, từ tháng 7 - 8 cho đến khi cây tàn lụi vào tháng 11 - 12, mang về phơi khô dùng làm thuốc hoặc cất lấy tinh dầu.

Thành phần hoá học

Cả cây chứa tinh dầu, hàm lượng 0,4 - 0,6%, có mùi thơm như khuynh diệp hoặc tràm; thành phần chủ yếu là cineol.

Tính vị, tác dụng

Chùa dù có vị cay đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu, giải nhiệt, giảm đau và sát khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu. Ngày dùng 10 - 15g cây khô, dạng thuốc sắc hay hãm. Có thể dùng cây tươi để xông chữa cảm cúm, hoặc dùng cây tươi giã nát ðắp hay xoa bóp chỗ ðau khi trẻ em ho hay sốt. Cũng có thể sử dụng tinh dầu để thay thế và dùng chữa các chứng đau và ỉa chảy. Rễ Chùa dù được dùng để trị sốt rét; ngày dùng 8 - 10g dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ

Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc

Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa

Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da

Hồi núi: cây thuốc có độc

Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.

Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp

Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi

Dứa sợi: cây thuốc trị lỵ vàng da

Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục.

Dung lụa: cây làm thuốc nhuộm

Dùng chế thuốc nhuộm đỏ, Ở Trung Quốc, rễ, lá và hoa được sử dụng làm thuốc, Lá dùng đốt tro, phối hợp với phèn làm thuốc nhuộm.

Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt

Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt

Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc

Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.

Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc

Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.

Ngưu tất: hạ cholesterol máu

Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.

Cỏ đầu rìu hoa nách: điều trị các vết đứt và mụn nhọt

Toàn cây được sử dụng, dùng ngoài để điều trị các vết đứt và mụn nhọt, ở Ấn Độ, toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị viêm màng nhĩ và dùng đắp ngoài trị cổ trướng

Cỏ lết: cây thuốc trị giun

Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.

Cà gai: lợi thấp tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ

Ngọc diệp: trị sốt cương sữa

Ở Inđônêxia, lá được dùng trị đau họng. Có nơi người ta dùng lá vò ra trong nýớc dừa ðể làm thuốc giảm phù nề.

Linh đồi: trị ho

Cụm hoa xim co khác gốc ở nách lá, Hoa thơm, màu trắng, lục hay vàng cao cỡ 2mm, bầu có ít lông.

Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng

Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.

Cỏ bươm bướm tràn: làm thuốc nhuận tràng

Thường gặp trong các ruộng vào mùa khô ở các tỉnh Nam Bộ, làm thuốc nhuận tràng, bổ thần kinh

Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương

Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su