- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mặt quỷ: chữa đau bụng
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mặt quỷ, Đơn mặt quỷ, Nhàu tán - Morinda umbellata L., thuộc họ cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Cây mọc toả ra hay leo, tới 10m. Lá hình trái xoan ngược rộng, thuôn, bầu dục, hay hình dải-ngọn giáo, thót lại ở gốc, tù nhọn hay có đuôi và nhọn mũi ở đầu, dài 2-12,5cm rộng tới 4cm, nhẵn hay có lông ở mặt dưới, gân phụ 4-6 cặp, cuống dài 1cm; lá kèm hình tam giác, cao 2-5mm. Hoa xếp thành đầu đường kính khoảng 6mm ở ngọn nhánh hay xếp hình tán. Hoa trắng, tràng có ống có lông ở vùng cổ, thuỳ 4 thon. Quả gồm những hạch dính nhau, rộng 8 -10mm, gần hình cầu, dẹp, có bề mặt sù xì, với nhân cao 4mm, dày 2mm. Hạt 1 trong mỗi nhân.
Ra hoa hầu như quanh năm.
Bộ phận dùng
Rễ, lá và toàn cây - Radix, Folium et Herba Morindae Umbellatae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp mọc ở các bờ đất dưới chân đồi ven suối, ven rừng đồng bằng, dưới tán các cây gỗ. Cũng gặp mọc bò trên các cây bụi ở nơi đất khô trãi nắng miền trung du từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Ninh Bình qua Thanh Hoá, Nghệ An đến Gia Lai. Thu hái rễ vào mùa xuân, mùa thu, rửa sạch, loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm, cắt ngắn rồi phơi.
Thành phần hoá học
Rễ chứa glucosid và các dẫn xuất anthraquinone.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, ngọt, tính hơi nóng; có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, giải độc, ích thân, cường cân cốt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng trị mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da. Còn dùng tẩy giun sán.
Ở Hoa Kỳ, rễ được dùng như một chất xổ mạnh.
Ở Ân Độ, lá phối hợp với một số chất thơm sắc nước uống dùng trị ỉa chảy và lỵ.
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp. Liều dùng 10-15g sắc uống.
Ở Inđônêxia dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh đái đường bệnh tê phù, bệnh lao phổi, đau ngực, ho, đau gan, chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Đơn thuốc
Chữa thấp khớp: Mặt quỷ, vỏ xà cừ, rễ Cỏ xước, rễ Chổi sể đồng 10g sắc nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun
Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược
Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác
Độc hoạt: cây thuốc chữa đau khớp
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60-100cm. Thân: Màu tía, không lông, có rãnh dọc. Lá: Kép 2-3 lần lông chim, lá chét có răng cưa tù.
Đậu ngự, cây thuốc chữa đau dạ dày
Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương, Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Dương đào Trung Quốc: cây thuốc giải nhiệt
Loài cây của Trung Quốc, được trồng ở nhiều nước, đang khuyến thị trồng ở nước ta, ở vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa.
Gọng vó lá bán nguyệt, cây thuốc trị ho gà
Cây được dùng như Cỏ trói gà trị ho gà, suyễn, và xơ mạch máu, nghiền nát ra lẫn muối hay không đều được dùng như một tác nhân làm sung huyết da
Bời lời đắng: đắp lên vết đau
Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán
Cải xanh: rau lợi tiểu
Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp
Muối (cây): dưỡng huyết giải độc
Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.
Mũi mác: thanh nhiệt giải độc
Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc
Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng
Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư
Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt
Le lông trắng: thuốc trị sốt rét
Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Ô đầu: trị nhức mỏi chân tay tê bại đau khớp
Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập
Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống
Nấm dắt: dùng nấu canh
Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.
Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.
Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho
Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm
Bàn tay ma, cây thuốc chữa thấp khớp
Đồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức