- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y, y học cổ truyền
- Bìm bìm trắng, điều trị các vết thương rắn cắn
Bìm bìm trắng, điều trị các vết thương rắn cắn
Bìm bìm trắng, Bìm bìm gai - Calonyction aculeatum (L.) House, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae.
Mô tả
Dây leo quấn, to, nhẵn hoặc với những vết lồi hình nón, nom như gai. Lá gần như hình mắt chim, hình tím sâu, đột nhiên nhọn mũi, dài 8 - 16cm, rộng 7 - 15cm, nhẵn cả hai mặt; gân gốc 7 - 9. Hoa xếp 2 - 3 cái trên một cuống chung dài 8 - 12cm. Tràng hoa màu trắng, có ống dài tới 13cm. Qủa nang bao bởi những lá đài đồng trưởng, hình trứng, có mũi nhọn cứng, dài 25mm, nhẵn, ở đầu một cuống quả hình chuỳ, đồng trưởng, dài 35mm.
Bộ phận dùng
Toàn cây và hạt - Herba et Semen Calonyctionis, thường có tên là Nguyệt quang hoa.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.
Thành phần hoá học
Người ta tách được một chất tương tự như nhựa.
Tính vị, tác dụng
Ở Palembang, Sumatra và cả ở Malaixia, nhiều nơi ở châu Phi, người ta dùng các lá non làm rau ăn. Đài hoa nạc cũng được sử dụng ở Ân Độ và Xri Lanca làm rau ăn. Ở Ân Độ người ta dùng các bộ phận khác của cây làm thuốc điều trị các vết thương rắn cắn; người ta cũng dùng hạt làm thuốc tẩy. Còn rễ và hạt dùng pha nước uống.
Bài mới nhất
Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính
Thùy bồn thảo: cây thuốc trị ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp
Côm lá thon: cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc
Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù
Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu
Cỏ lết: cây thuốc trị giun
Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương
Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác
Cây thuốc thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi
Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang trong các rừng thưa, dọc các khe suối từ Lào Cai, Quảng Ninh tới Đồng Nai, An Giang, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ làm thuốc chữa bệnh ngoài da
Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau
Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema
Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu
Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một, Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai
Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống
Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.
Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.