Mận rừng: trị ghẻ ngứa

2018-01-13 12:07 PM

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mận rừng, Táo rừng, vàng trầm, Bút mèo -Rhamnus crenatus Sieb. et Zucc var. cambodianus- Tard, thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.

Mô tả

Cây nhỡ, cao 2-3m, cành non có lông tơ mềm, cành già thường có đốt và có lông thưa. Lá thuôn hình trái xoan, màu lục đậm ở mặt trên, hơi khía răng tròn ở đầu, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống có khía rãnh. Hoa thành xim ở nách lá, mang 5-8 hoa. Đài có 5 thuỳ, ngắn hơn ống đài nhiều; tràng 5, chia hai thuỳ ở đỉnh, nhẵn; nhị 5, đĩa mật mảnh; bầu tròn, 3 ô. Quả hình cầu, nạc, màu đỏ sau chuyển sang đen, mang đài tồn tại; hạt 3 màu đen bóng lồi ở mặt lưng.

Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.

Bộ phận dùng

Rễ, vỏ rễ, quả, lá - Radix, Cortex Radicis, Fructus et Folium Rhamni Crenati.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô cất dành. Thu hái quả vào tháng 8.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, chống ngứa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng ngoài trị ghẻ ngứa, mụn rộp mọc vòng, hắc lào. vẩy nến. eczema mày đay, lở ngứa. Liều dùng 6-12g vỏ rễ phơi khô giã nát hoặc dùng quả chà nát ngâm giấm hoặc rượu bôi hoặc dùng 50-100g lá tươi nấu nước tắm rửa. Dân gian ở Giang Tây (Trung Quốc) dùng nó trị mụn đinh. Dân gian Việt Nam cũng dùng lá nấu nước tắm chữa phong ngứa ngoài da.

Cây có độc do đó không được dùng uống trong.

Đơn thuốc

Ghẻ: Vỏ rễ mận rừng 30g tán thành bột, hoà với mỡ lợn, cho vào vải mỏng hơ nóng trên lửa và đắp.

Vẩy nến: Vỏ rễ Mận rừng thái nhỏ ngâm trong giấm 3 ngày, lọc và dùng đắp ngày 3 lần, trong vòng một tháng.

Eczema: Rễ mận rừng 30g, quả Xuyên tiên 9g, lá bạch đàn đỏ 15g, nấu nước rửa.

Bài viết cùng chuyên mục

Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa

Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh trục ứ, dùng ngoài đắp mụn nhọt lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn.

Lúa: bồi dưỡng khí huyết

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.

Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế

Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành

Ngọc diệp: trị sốt cương sữa

Ở Inđônêxia, lá được dùng trị đau họng. Có nơi người ta dùng lá vò ra trong nýớc dừa ðể làm thuốc giảm phù nề.

Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết

Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.

Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt

Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam

Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.

Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn

Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ

Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết

Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, Lá có tác dụng tiêu viêm

Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình

Luân rô đỏ: đắp trị đau mắt

Cây mọc ở lùm bụi, ven rừng, rừng còi, từ Khánh Hoà tới Đồng Nai. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc giã đắp trị đau mắt.

Nạp lụa, chữa đậu sởi

Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp

Ngâu Roxburgh: trị sưng viêm

Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc ở rừng ở độ cao đến 1.000m từ Hoà Bình tới Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai ra tận đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Đại bi: cây thuốc khu phong tiêu thũng

Đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ.

Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ

Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn

Cáp gai đen: thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy

Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ

Phương dung: chữa bệnh sốt cao

Cũng dùng như các loài Thạch hộc chữa bệnh sốt cao, thương tổn bên trong cơ thể, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bị bệnh

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.

Báng, cây thuốc bổ

Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm