- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp
Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lòng mang lá lệch - Pterospermum semisagittatum Ham., thuộc họ Trôm - Sterculaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn, rụng lá từng phần, cao 20-25m. Nhánh non có lông dày hình sao màu hung hay nâu. Lá đơn, nguyên mọc so le, gần như xếp 2 hàng. Lá hình mũi mác dài 15-20cm rộng 4-6cm, phiến lá màu xanh pha nâu nhạt, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hình sao pha nâu vàng, mép lá nguyên, góc lá một bên là nửa hình tim một bên kéo dài 1,3-1,5cm thành mũi nhọn cứng, cuống lá ngắn; lá kèm bị tước thành nhiều tua, rụng sớm. Hoa đơn độc ở nách lá, lá bắc to. Quả nang hoá gỗ, hình trứng, có lông hoe. Hạt có cánh mỏng màu nâu.
Cây ra hoa tháng 5, quả tồn tại lâu trên cây.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Pterospermi Semisagittati.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m, trong rừng cây họ Dầu hay rừng giáp ranh. Có thể thu rễ quanh năm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ chát, thường được dùng để ăn trầu.
Rễ cây có thể dùng như rễ Lòng mang ngâm rượu uống chữa phong thấp tê đau nhức xương và tiêu sưng.
Bài viết cùng chuyên mục
Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết
Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
Lá buông cao, cây thuốc
Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu
Hoạt bi: cây thuốc trị tê thấp
Thường là cây bụi hoặc cây nhỏ. Lá đơn hoặc kép, mép lá có thể trơn hoặc răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm. Quả thường nhỏ, hình cầu hoặc bầu dục.
Cần: chữa cao huyết áp
Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương
Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết
Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm
Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận
Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá
Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết
Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.
Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ
Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun
Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.
Háo duyên: cây thuốc uống trị giun
Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.
Kim phượng, thuốc trị sốt rét
Lá thường dùng trị sốt rét nặng và xổ, Dùng hãm uống có thể gây sẩy thai, Vỏ cũng dùng gây sẩy thai, rễ dùng trị thổ tả, dùng uống trong để lợi kinh
Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu
Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng
Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp
Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống
Lucuma, Lêkima, cây thuốc
Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng
Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp
Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.
Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da
Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.
Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương
Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản
Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.
Bời lời nhớt, tác dụng tiêu viêm
Có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm nhất là vào mùa hè thu. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô; vỏ cây và lá thường dùng tươi
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu