Bầu nâu: chữa táo bón

2018-04-01 05:56 PM

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bầu nâu, Cây trái nấm - Aegle marmelos (L.) Correa, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây gỗ rụng lá có thân hình trụ cao đến 15m, vỏ thơm màu vàng đen đen lại trên thân già, có nhánh mảnh, hơi thòng, với gai to ở nách, đơn hay xếp từng đôi màu vàng, có mũi nhọn đen. Lá có 3 lá chét thuôn, hình ngọn giáo, có mũi cứng cong ở đầu, có mép uốn lượn, cái cuối cùng lớn hơn, có mùi của lá cam. Hoa lớn, màu trắng, rất thơm, xếp thành chùm ở nách lá, đơn hay kép. Quả mọng, treo, đường kính 6-8cm, hình cầu dẹp hay dạng trứng, màu lục. Vỏ quả nhẵn và cứng bao phủ một lớp cơm nhầy, chia ra 10 - 15 ô, chứa mỗi ô 6 - 10 hạt thuôn, dẹp, có lớp lông màu trắng.

Bộ phận dùng

Quả, lá và vỏ - Fructus, Folium et Cortex Aegles.

Nơi sống và thu hái

Cây trồng ở các tỉnh phía Nam của nước ta, ở Campuchia và Lào. Ở Ân Độ, cây mọc hoang khá phổ biến ở phần Nam dãy Himalaya và được trồng khắp cả nước.

Thành phần hoá học

Cây có hàm lượng tanin cao; 9% trong thịt, 20% trong vỏ cây. vỏ thân non chứa coumarin 0,03%, alcaloid 0,003% và umbelliferon. Vỏ già chứa umbelliferon và coumarin 0,6% - fragrine 0,3%, marmesin 0,6%.. Lõi gỗ chứa một alcaloid feroquinoline, dictamin, một dihydrofurocoumarin, marmesin và - sitosterol. Quả chứa marmalosin là hoạt chất chính, nó tương đồng với imperatorin; còn có một tinh dầu có d-(-phellandren và cả allo-imperatorin và b-sitosterol; còn là có cả carbohydrat.

Tính vị, tác dụng

Quả xanh làm săn da. Thịt quả nhuận tràng giúp tiêu hoá, lại chỉ tả, trừ lỵ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy. Thịt quả có thể ăn tươi hay chế xirô. Lá nón ăn được như rau gia vị, nhưng khó tiêu, làm cho phụ nữ khó thụ thai, tuy nhiên các lá này lại gây sẩy thai ở phụ nữ mang thai. Ở các nước Đông Dương, Ân Độ, Inđônêxia, lá được dùng trị sốt rét. Còn dùng phối hợp với trầu không, chanh trị ghẻ và vết thương. Giã ra, hơ nóng làm thuốc đắp trị đau mắt, ở Ân Độ, vỏ rễ được dùng trị sốt rét gián cách và làm thuốc duốc cá.

Bài viết cùng chuyên mục

Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut

Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.

Cà độc dược: ngăn suyễn giảm ho

Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật.

Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt

Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt

Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt

Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam

Cáp to: chữa phù và phát ban

Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương

Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc

Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương

Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt

Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con

Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.

Bụt mọc, trị thấp khớp

Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu

Đề: cây thuốc chữa đau răng

Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.

Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém

Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11

Ba bông: cây thuốc chữa khô da

Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.

Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao

Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.

Cải hoang, long đờm ngừng ho

Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích

Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun

Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn

Bướm bạc trà: trị bệnh sốt

Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Ba chạc Poilane: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Hoa hồng sáng hay đo đỏ, thành cụm hoa gần hình cầu, ở nách lá về phía cuối các cành ngọn. Quả nang, có 5 hạch, rộng khoảng 1cm, có u do những tuyến to ở ngoài.

Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp

Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.

Cỏ đắng: làm thuốc trị bò cạp đốt

Lá dùng làm thức ăn gia súc, thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn, ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt

Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ

Đầu nưa: cây thuốc trị nọc rắn

Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Thảo cầm viên và các vườn cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.