Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt

2018-04-01 06:00 PM

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bèo lục bình, Bèo tây, Bèo Nhật Bản, Bèo sen - Eichhornia crassipes (Mart) Solms, thuộc họ Bèo lục bình - Pontederiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, nổi ở nước hoặc bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường sống có nhiều hay ít chất màu. Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa bông hay chuỳ ở ngọn thân dài 15cm hay hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím; đài và tràng cùng màu, hàn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng; 6 nhị (3 dài, 3 ngắn); bầu trên 3 ô, chứa nhiều noãn, nhưng chỉ có một cái sinh sản. Quả nang.

Cây ra hoa từ mùa hạ tới mùa đông.

Bộ phận dùng

Phần của cuống lá phồng lên thành phao nổi - Petiolus Eichhorniae, hoặc dùng toàn cây - Herba Eichhorniae.

Nơi sống và thu hái

Cây gốc ở châu Mỹ (Brazin) năm 1905 được đem vào trồng làm cảnh ở Hà Nội. Về sau lan ra khắp nơi một cách nhanh chóng. Nhân dân ta thường dùng toàn cây làm phân xanh hoặc chất độn có phân chuồng và dừng chân nuôi lợn. Để dùng làm thuốc, lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá, chủ yếu là phần phình của cuống lá.

Thành phần hoá học

Người ta đã biết thành phần hoá học của Bèo lục bình theo tỷ lệ %: Nước 92,6, protid 2,9, glucid 0,9, xơ 22, tro 1,4, calcium 40,8mg%, phosphor 0,8mg%, caroten o,66mg% và vitamin C 20mg%.

Tính vị, tác dụng

Vị nhạt, tính mát; có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ, dùng ăn mát, không ngứa. Bông hoa cũng ăn được, có thể dùng ăn sống hoặc nấu canh như các đọt non. Bèo lục bình dùng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết vv.. Thường dùng phần phồng của cuống lá giã nát, thêm muối (5 - 8g trong 100 g bèo) đắp, bó. Ở Ân Độ, hoa được dùng làm thuốc chữa bệnh về đường hô hấp. Nhân dân ta còn dùng Bèo lục bình làm thuốc chữa các vết thương trên cơ thể bị nhiễm chất độc hoá học. Dùng lá bèo rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp dàn đều lên chỗ sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, đừng để chảy mất nước. Nên đắp cách đêm, từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Thường chỉ đắp 1 - 2 lần là hết đau nhức. Trong khi chữa không phải tiêm hay uống thuốc kháng sinh.

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiện đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sưng đỏ.

Ghi chú

Gần đây người ta đã phát hiện các lợi ích khác của Bèo lục bình như:

Chống ô nhiễm nguồn nước như. Bèo lục bình làm sạch nước nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3 ha bèo, mỗi ngày đủ để lọc 2225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hoá chất. Bèo này còn loại được các kim loại nặng độc như thuỷ ngân, chì, kền, bạc, vàng vv...

Cung cấp năng lượng

Dùng vi khuẩn cho bèo lên men; 1kg bèo sẽ cho 0,3m3 khí methan. Bã bèo sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.

Bài viết cùng chuyên mục

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo

Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp

Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao

Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Bời lời nhớt, tác dụng tiêu viêm

Có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm nhất là vào mùa hè thu. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô; vỏ cây và lá thường dùng tươi

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy

Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.

Móc: chữa đái ra máu

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Hồng câu: cây thuốc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung quốc, Hồng câu có tên là Câu trạng thạch hộc cũng dùng như Thạch hộc.

Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu

Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng

Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt

Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.

Đơn lào, cây thuốc chữa bệnh trĩ

Ở Campuchia, người ta gọi nó là Cây kim bạc, gốc rễ được dùng để chế thuốc chữa bệnh trĩ, rễ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Ngấy đảo Môluyc: chữa bệnh đái dầm

Ở nước ta, cây mọc trong các chỗ trống và trảng nắng, trong vùng cao ở Ba Vì tỉnh Hà Tây và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Bâng khuâng, cây thuốc giải độc

Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt

Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh

Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân

É lớn đầu bổ, cây thuốc điều hoà và kích thích

Dân gian dùng toàn cây sắc uống chữa cảm sốt ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị chứng vô kinh; lá được dùng nấu nước rửa để làm sạch vết thương

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho

Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt

Bầu nâu: chữa táo bón

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.

Lô hội, nhuận tràng, lợi tiêu hoá

Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng

Quan thần hoa: dùng toàn cây trị cảm mạo phong hàn

Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta, cây mọc dọc đường đi ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Bắc, Hoà Bình, Ninh Bình

Qua lâu trứng: thanh nhiệt giải độc hoạt huyết tán ứ

Gốc ở vùng Ấn Độ, Malaixia, phân bố ở Đông Himalaya, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, bán đảo và quần đảo Malaixia, Java và Sumatra, cây mọc ở rừng thứ sinh