Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

2017-11-02 05:11 PM
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bàm bàm, Đậu dẹt - Entada phaseoloides (L.) Merr., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây leo gỗ dài tới 30m. Lá 2 lần kép, ở đầu cuống chung của lá có tua cuốn chẻ hai; lá chét bậc ba 1 - 2 cặp, không lông, dai, dài 8 - 10cm, lá kèm 5mm. Bông dài đến 25cm; cánh hoa 3mm, bầu không lông. Quả rất to, dài đến 1 - 2m, rộng đến 15cm, thắt lại giữa các hạt; vỏ quả trong mỏng. Hạt tròn dẹp to 6 x 5cm, vỏ nâu đậm.

Bộ phận dùng

Dây và hạt - Caulis et Semen Entadae.

Nơi sống và thu hái

Loài này phân bố từ Nam Trung Quốc các nước Đông Dương đến Niu Ghinê, Ôxtrâylia. Ở nước ta cây mọc phổ biến ở ven rừng, ven suối và thường hay gặp trong các rừng thứ sinh thường xanh và rụng lá.

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột.

Thành phần hoá học

Thân dây chứa saponin. Hạt chứa một lượng saponin nhiều hon và cũn có một loại glucosid độc. Thân cây đập dập ngâm nước cho một chất lỏng màu hung có tính chất của xà phòng.

Tính vị, tác dụng

Dây có vị hơi đắng và chát, tính bình; có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết. Hạt có vị ngọt và chát, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dây dùng trị: 1. Thấp khớp, tạng khớp, đau chân tay; 2. Đau lưng, đòn ngã tổn thương.

Hạt dùng trị: 1. Đau dạ dày, đau thoát vị, trĩ; 2. Hoàng đản, phù thũng.

Dùng dây 10 - 30g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống; đun sôi lấy nước tắm rửa. Dùng hạt dạng bột 1-3g, hoà với nước rồi uống.

Dân gian có khi dùng lá chữa nóng sốt, sài giật trẻ em. Dùng 50 - 100g lá tươi Bàm bàm phối hợp với lá Răng ngựa, lá Găng trâu, lá Chanh giã nhỏ xát khắp người như kiểu đánh gió.

Ghi chú: Hạt độc, thường dùng để duốc cá. Để làm thuốc, cần hấp, rang cẩn thận và tránh dùng nhiều, nếu bị ngộ độc thường có dấu hiệu choáng váng, buồn nôn, cao huyết áp, chậm nhịp tim và thậm chí có thể chết người.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết

Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch

Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương

Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng

Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.

Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc

Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh

Bưởi: trị đờm kết đọng

Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.

Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ

Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật

Cẩu tích: chữa nhức mỏi chân tay

Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương

Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són

Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết

Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.

Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm

Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.

Keo đẹp: thuốc long đờm

Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.

Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm

Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da

Hoa thảo: cây thuốc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.

Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu

Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình, Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau.

Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.

Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi

Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không

Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng

Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác

Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương

Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương

Ca di xoan, trị bệnh ngoài da

Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da

Ban Nêpan: cây thuốc trị hôi răng

Nơi sống và thu hái, Loài cây của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi phía Bắc.