Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái

2019-02-12 10:05 PM

Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quýt, Quýt Xiêm- Citrusreticulata Blanco.(C.nobilis Lour var.deliciosa Swingle. C.deliciosa- Tenore) thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có gai. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép. Hoa nhỏ, màu trắng, ở nách lá. Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm; hạt xanh.

Hoa tháng 3 - 4, quả tháng 10 - 12.

Bộ phận dùng

Vỏ quả Quýt chín - Pericarpium Citri Reticulatae, thường gọi là Trần bì.

Vỏ quả còn xanh - Pericupium Citri Reticulatae Viride, thường gọi là Thanh bì.

Vỏ quả ngoài - Exocarpium Citri Rubrum, gọi là Quất hồng.

Hạt quýt - Semen Citri Reticulatae, gọi là Quất hạch.

Người ta còn dùng lá Quýt.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả, nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nam Hà, Hà Bắc, Bắc Thái. Thu hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi khô làm Trần bì, Trần bì để càng lâu càng tốt; để lấy vỏ quả ngoài gọt hết lớp vỏ trong; quả còn xanh bóc lấy vỏ phơi khô dùng làm Thanhh bì. Hạt Quýt lấy ở quả chín phơi khô làm Quất hạch.

Thành phần hóa học

Trong vỏ có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50% và loại dầu cam rụng 0,50%. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5%, d và dl-limonene 2,5% tương ứng với 2 loại dầu và linalool 15,4%. Còn có một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl.

Dịch của quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa 0,5% tinh dầu. Hạt cũng có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Hoa kích thích.

Quả Quýt (chủ yếu là dịch); vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.

Vỏ quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.

Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hŕnh khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau vŕ tăng tięu hoá.

Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp.

Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. Vỏ và lá để chế tinh dầu.

Trần bì (vỏ Quýt chín) dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh. Ngày dùng 4 - 16g dạng thuốc sắc.

Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.

Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.

Ta còn dùng lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt).

Liều dùng 4 - 12 vỏ, 6 - 12 hạt, lá.

Đơn thuốc

Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu hoặc buồn nôn: Trần bì, Hoắc hương đều 8g Gừng sống 3 miếng, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa ho suyễn: Trần b́, Nam tinh, Đình lịch, vỏ rễ Dâu, mỗi vị 12g sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).

Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đi lỏng: củ Sả 12g, Trần bì 16g, Sơn tra (sao cháy) 12g, sắc với 500ml nước, còn 200ml. Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tuỳ tuổi chia 3 - 4 lần uống (Dược liệu Việt Nam).

Chữa đau sưng tinh hoàn: Hột Quýt 12 - 20g sắc lên, pha thêm chút rượu vào uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Hột Quýt 16g sắc uống (Lê Trần Đức).

Chữa hông sườn đau tức hay vú sưng đau: Thanh bì tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2 - 3 lần, hoặc sắc lá Quýt 20g, dùng uống (Lê Trần Đức).

Sốt rét: Vỏ Quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống trong 5 - 7 ngày (Sổ tay cây thuốc).

Chữa ngoại thương, nội thương, tứ mùa cảm mạo, ho nóng, sốt rét, rối loạn tiêu hoá, trúng thực, ỉa chảy: Vỏ Quýt để lâu năm (sao) 25%, lá và búp ổi (sao) 25%, Gừng khô (sao) 25%, củ Bồ bồ nướng 15%, Hậu phác 10%, các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày uống 2 - 3 lần (Kinh nghiệm tâm đắc ở An Giang).

Ghi chú

Ở nước ta còn có Quýt tiểu - Citrus nobilis L. var. chrysocarpa Lam.

Bài viết cùng chuyên mục

Nghệ đen: phá tích tán kết

Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính

Mơ tròn, trị lỵ trực trùng

Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương

Hậu bì hương: cây thuốc trị mụn nhọt lở ngứa

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng ở Trung Quốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm tuyến vú; dùng ngoài trị bệnh ngứa.

Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu

Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái

Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều

Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua

Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng

Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Màn đất: thanh nhiệt giải độc

Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương

Lấu lông hoe: thuốc chữa phong thấp

Được dùng trị đòn ngã phong thấp, mụn nhọt, rắn cắn, khuẩn lỵ, viêm ruột, lạc huyết, trĩ nội xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, ăn uống không tiêu.

Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày

Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận

Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá

Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư

Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.

Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.

Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.

Ba bông: cây thuốc chữa khô da

Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương

Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc

Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục

Đậu tây: cây thuốc ổn định đường huyết

Vỏ quả lợi tiểu, làm giảm lượng đường huyết, Đậu còn non do chứa inositol nên là chất hồi sức cho tim.

Lăn tăn: thuốc chữa đau dạ dày và ruột

Ở Inđônêxia cây được dùng chữa đau dạ dày và ruột. Ở Malaixia, người ta giã cây với một ít tỏi và muối và đặt vào bụng trẻ sơ sinh để trục giun ở ruột.