- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đại kế: cây thuốc tiêu sưng
Đại kế: cây thuốc tiêu sưng
Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại kế, Ô rô cạn - Cirsium japonicum DG. (Cnicus japonicus (DG.) Maxim.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, có rễ trụ. Thân thẳng cao 50 - 80cm, màu lục, có rãnh dọc,
nhiều lông. Lá mọc so le, không cuống; phiến bầu dục, có 4 - 5 thuỳ sâu, mép có răng to, không đều, nhọn, gốc hẹp có tai nhỏ ôm thân. Cụm hoa to hình đầu đường kính 1,5cm, mọc ở nách lá hay đầu cành, màu tím đỏ. Lá bắc có nhiều lông và có gai. Hoa hoàn toàn hình tưỡi. Quả bế thuôn hơi dẹt, cao 2 - 3mm, lông mào dài 1,5cm.
Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8 - 10.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Cirsii Japonici, thường gọi là Đại kế.
Nơi sống và thu hái
Loài của vùng Viễn đông châu á, phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang trong các savan ở các tỉnh phía Bắc: Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình. Cũng được gây trồng bằng hạt. Thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch rồi phơi khô dùng.
Thành phần hoá học
Cây chứa tinh dầu, glucozit; trong lá có pectolinarin.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng làm mất máu, cầm máu, làm tan máu ứ, tiêu sưng tấy.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng chữa 1. Nục huyết, thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết, băng lậu hạ huyết, tổn thương xuất huyết; 2. Viêm gan, viêm thận, viêm vú; 3. Ung thũng sang độc (đụng giập, mụn nhọt); 4. Huyết áp cao. Ngày dùng 15 -30g. Dùng ngoài trị mụn nhọt độc, ghẻ lở; lấy cây tươi đem giã, vắt lấy nước uống càng có hiệu quả.
Đơn thuốc
Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu: Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo. Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.
Chữa mụn nhọt, lở ngứa, bị thương sưng đau, viêm gan, viêm thận: Đại kế, Mộc thông, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Sinh địa, đều 20g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết
Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.
Bả dột, cây thuốc cầm máu
Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ, Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau, Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi
Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.
Liễu tường hoa đỏ, thuốc trị ho
Công dụng, chỉ định và phối hợp Cành dùng làm thuốc trị ho, cảm, Ở Trung Quốc, cành lá được dùng trị đòn ngã gẫy xương
Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da
Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn
Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt
Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt
Ngẫn chày, chữa các rối loạn của dạ dày
Cuống hoa phân nhánh từ gốc và chia thành xim hai ngả. Các lá đài và cánh hoa đều có lông. Lá noãn chín dạng trứng ở trên một cuống quả khá bậm, hơi ngắn hơn chúng
Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương
Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Hồi, cây thuốc trị nôn mửa và ỉa chảy
Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đau xuyên bụng dưới lên, Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá
Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho
Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà
Mã tiền cành vuông, cây thuốc
Hoa nhỏ màu trắng hay màu vàng nhạt, lá đài 5, có lông, ống tràng ngắn, thường dài 3mm. Quả chín màu vàng cam, đường kính 2cm
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Thùy bồn thảo: cây thuốc trị ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa
Cây thuốc thường dùng trị đòn ngã tổn thương, ghẻ lở, bỏng lửa, viêm gan cấp và mạn tính, hầu họng sưng đau, lỵ, rắn cắn, mụn nhọt độc
Bạch truật: cây thuốc bổ
Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.
Lan cò răng: thuốc trị viêm tinh hoàn
Ở Trung Quốc, rễ củ được dùng trị viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn trứng, bệnh hậu thể hư, ho nhiều đờm.
Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa
Lan quạt lá đuôi diều, thuốc trị nhiễm đường niệu
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm đường niệu, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm niệu đạo
Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng
Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn
Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc
Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc
Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội