Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

2017-11-06 06:08 PM
Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu chiều, Đậu săng, Đậu cọc rào - Cajanus cajan (L., ) Millsp. (C. indicus Spreng.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - 2m. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, nguyên, có lông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu vàng hay điểm những đường sọc tía, mọc thành chùm ở nách lá. Quả đậu dẹt, với 2 - 3 vết lõm chạy chéo trên quả. Hạt hình cầu, màu vàng nâu, nâu hay đỏ nhạt, tuỳ thứ.

Mùa hoa quả tháng 1 - 3.

Bộ phận dùng

Rễ, hạt và lá - Radix, Semen et Folium Cajani.

Nơi sống và thu hái

Loài của vùng cổ nhiệt đới, phổ biến khắp Đông Dương và Ân Độ. Ở nước ta, Đậu chiều mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái rễ và lá quanh năm. Đào rễ về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lá thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả già.

Thành phần hoá học

Hạt chứa 2 globulin là cajanin và nona-cajanin. Còn có men urease hoạt động.

Tính vị, tác dụng

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở nước ta, Đậu chiều được trồng ở nhiều nơi để làm cây chủ thả cánh kiến đỏ và lấy hạt làm thực phẩm (nấu chè, làm tương), chăn nuôi gia súc, hoặc trồng làm hàng rào, làm cây tạo bóng, cây phân xanh và cây cải tạo đất. Rễ dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, tiêu thũng và chứng hay đái đêm. Hạt cũng dùng như rễ; còn dùng chữa ho, cảm, nhức mỏi gân cốt. Lá dùng để gây nôn khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu; lại dùng nấu tắm trị bệnh ngoài da và cũng dùng uống trị lỵ. Dịch lá tươi cũng dùng uống trị lỵ; còn dùng phối hợp với dầu thầu dầu uống trị bệnh đau bụng. Dùng ngoài trị mụn nhọt, vết thương.

ở Ân Độ, hạt và lá giã ra, hơ hay xào nóng đắp vào vú gây tiết sữa; hạt được dùng trị rắn cắn. Thường dùng rễ với liều 15g sắc uống; có thể thái mỏng để ngậm hoặc tán bột uống. Hạt cũng dùng sắc uống. Lá tươi giã đắp không kể liều lượng.

Đơn thuốc

Ho, cảm, cổ họng sưng đau: Dùng bột rễ Đậu chiều, bột rễ Xạ can, thêm phèn chua, hoà nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hạt Đậu chiều sao vàng sắc uống.

Cảm sốt, mụn nhọt và trẻ em lên sởi ho: Dùng rễ Đậu chiều 15g, Sài đất và Kim ngân hoa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.

Trị các loại ban trái có kèm theo các chứng no hơi, sình bụng, tiêu chảy, gốc ban dây dưa;

Dùng lá Bạc hà 100g, củ Bồ bồ 100g, hoa Kinh giới 100g, Trần bì lâu năm 100g, lá Đậu chiều 100g, Lức cây 100g. Hương phụ sao 100g, Hậu phác sao 100g, củ Sả 100g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2 - 3 lần (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.

Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho

Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.

Gừa: cây thuốc trị cảm mạo

Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.

Ba gạc lá to: cây thuốc chữa tăng huyết áp

Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp, Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.

Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho

Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích

Găng gai cong: cây dùng làm giải khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.

Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng

Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn

Đắng cay, cây thuốc tán hàn

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá

Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt

Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu

Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em

Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.

Duối cỏ: cây thuốc giải độc

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.

Mí: trị đau nhức khớp

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.

Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan

Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ

Cát cánh: dùng chữa ho có đờm hôi tanh

Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ.

Mắc mát: chữa đau bụng ỉa chảy

Mắc mát, lạc tiên là một loại cây dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Loài cây này nổi tiếng với những bông hoa đẹp mắt và quả ăn được.

Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu

Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm

Bướm bạc Rehder: làm thuốc lợi tiểu và trị hen

Loài chỉ mọc ở trong rừng các tỉnh phía Bắc của nước ta, còn phân bố ở Campuchia, lá giã ra trị sốt, hoa được sử dụng ở Campuchia làm thuốc lợi tiểu.

Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi

Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp

A kê

Nhiều bộ phận khác của cây được xem như làm giảm đau, chống độc, chống nôn, cũng là chất độc và kích thích, được dùng làm thuốc trị viêm kết mạc

Cải rừng bò lan: cây thuốc

Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận

Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.

Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù

Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng

Lù mù, chữa kiết lỵ

Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn