Hoàng nàn: cây thuốc trừ phong hàn

2017-11-14 05:22 PM

Vị rất đắng, tính ấm, rất độc, có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau, Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoàng nàn, Mã tiền lá quế, Vỏ đoãn - Strychnos wallichiana Stend. ex. DC. (S. gaulthierana Pierre ex Dop), thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ mọc leo, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn đơn hoặc kép, đầu phình, mọc đối ở những cành non. Lá mọc đối, mép nguyên, dai, có 3 gân nổi rõ ở mặt duới, có hình dạng thay đổi, thường là bầu dục, dài 6 - 12cm, rộng 3 - 6cm. Hoa không cuống mọc thành chuỳ, dạng ngù ở đầu cành, phủ lông màu hung sâu. Quả   mọng hình cầu, đường kính 4 - 5cm, có vỏ quả ngoài cứng, dễ vỡ, dày 4mm.  Hạt nhiều, dạng đĩa, rộng 22mm hay hơn, dày 18mm, có lông mượt vàng ánh bạc.

Hoa tháng 6 - 8, quả tháng 9 - 11.

Bộ phận dùng

Vỏ thân và cành - Cortex Strychni Wallichianae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở nhiều vùng núi đá hay núi đất, trong các rừng rậm và rừng phục hồi thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Thái, Lạng Son, Thanh Hoá, Nghệ An. Thu hái vỏ thân, cành quanh năm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng phải chế để khử bớt độc, lấy vỏ Hoàng nàn ngâm vào nước lã hay nước vo gạo 24 giờ cho đủ mềm rồi cạo hết lớp vỏ vàng bọc ngoài đến lớp vỏ đen bên trong mới thôi. Lại ngâm tiếp vào nước vo gạo đặc trong ba ngày đêm nữa, mỗi ngày thay nước một lần, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, đựng vào lọ kín. Trước khi dùng đem sao qua, cũng có thể tẩm dầu vừng rồi mới sao. Sau khi sao, tán bột rây nhỏ mịn. Cần chú ý là phải chôn cất lớp vỏ cạo ra để tránh nhiễm độc; các dụng   cụ  dùng để chế biến cần phải ngâm, rửa thật sạch.

Thành phần hóa học

Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,28%, strychnin 2,34 - 2,93%, brucin 2,8%.

Tính vị, tác dụng

Vị rất đắng, tính ấm, rất độc; có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau. Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chữa phong hàn, tê thấp, đau nhức lưng, mình, chân tay, sau khi co quắp không vận động được, đau bụng thổ tả, phù thũng. Liều dùng, người lớn ngày uống từ 0,02 đến 0,05g, dạng thuốc bột; liều tối đa 1 lần 0,10g, trong ngày không quá 0,40g. Dùng ngoài tán bột ngâm rượu, bôi các vết loét, mụn ghẻ, Hoàng nàn còn dùng chế thuốc chữa chó dại cắn, chữa hủi, ghẻ lở.

Ở Malaixia, người ta dùng tẩm tên độc.

Ghi chú

Vỏ cây có độc, khi dùng phải hết sức thận trọng, không có kinh nghiệm không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày

Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương

Lục lạc lá ổi tròn, trị ghẻ và ngứa lở

Nguyên sản ở Ân Độ, được nhập trồng ở miền Bắc nước ta, tại một số trại thí nghiệm và nông trường làm phân xanh; cũng gặp ở Đắc Lắc

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt

Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt

Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Đơn hẹp: cây thuốc chữa đau đầu

Cây mọc hoang và cũng thường được trồng phổ biến khắp nơi làm cây cảnh vì hoa đẹp. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia.

Ngút to: làm long đờm

Quả chữa nhiều chất nhầy rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm và thu liễm như Ngút Wallich.

Lù mù, chữa kiết lỵ

Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Cóc chuột: nước rửa phát ban sinh chốc lở

Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh chốc lở, loét do bệnh phong và những mụn loét ngoan cố, lá dùng hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể

Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa

Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa

Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương

Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.

Găng cơm: cây thuốc trị lỵ

Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy.

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc

Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho

Mẫu đơn, chữa nhức đầu

Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương

Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai

Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.

Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.

Kim tước chi, thuốc hạ sốt

Hoa và hạt rang lên dùng làm thuốc hạ sốt, lá dùng hãm làm trà uống và vỏ dùng sắc uống, dùng dưới dạng thuốc uống, nước rửa, nước súc miệng

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu

Hồi, cây thuốc trị nôn mửa và ỉa chảy

Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đau xuyên bụng dưới lên, Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá

Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính

Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.

Chó đẻ hoa đỏ: dùng cây trị bệnh ghẻ

Cây thảo cao 0,8m, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng; nhánh xám, mọc so le, dài 25 cm, gồm các lóng dài 3 mm ở phía gốc, với các lá nhỏ và hoa đực

Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí

Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp