- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng liên ô rô, Hoàng bá gai - Mahonia nepalensis DC, (M. annamica Gagnep.), thuộc họ Hoàng liên gai -Berberidaceae.
Mô tả
Cây bụi hay gỗ nhỏ cao đến 5m. Lá mọc đối, mang 11 - 25 lá chét không lông, cứng, mép có răng nhọn, lúc non màu đỏ; lá kèm nhọn nom như hai gai nhỏ. Chuỳ hoa ở ngọn; hoa màu vàng nhạt; 6 phiến hoa có tuyến mật ở gốc; nhị 6, chỉ nhị có xúc ứng động; lá noãn 1. Quả mọng màu xanh lơ, hình cầu, to cỡ 1cm, chứa 3 - 5 hạt.
Bộ phận dùng
Lá, thân, rễ và quả - Folium, Caulis, Radix et Fruictus Mahoniae.
Ở Trung Quốc, người ta cũng dùng lá, thân và quả của một loài tương tự gọi là Khoát diệp thập đại công lao hay Thổ hoàng bá - Mahonia bealei (Fort) Carr.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, thường gặp ở ven rừng một số núi cao như Lang biang (Lâm Đồng) và Phăng xi păng (Lào Cai).
Quả thu hái về mùa hạ. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hóa học
Thân, lá chứa Berberin. Ở Ân Độ, người ta xác định trong rễ và cây chứa một tỷ lệ cao của alcaloid umbellatin (0,48%) và nephrotin (0,02%). Ở loài Thập đại công lao - Mahonia fortunet (Lindl.) Fedde, lá chứa palmatin, jatrorrhizin và magnoílorin như ở cây Hoàng liên.
Tính vị, tác dụng
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận. Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa ho lao, sốt cơn, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt ù tai, mất ngủ. Dùng lá khô hay quả 8 - 12g sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Chữa viêm ruột, ỉa chảy, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ, dùng rễ hay cây khô 10-20g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Ở Ân Độ, người ta dùng quả trị kiết lỵ. Nhân dân thường dùng chữa lỵ, ăn uống không tiêu, vàng da, đau mắt.
Bài viết cùng chuyên mục
Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng
Lá nấu lên dùng rửa các vết thương lở loét và chữa đau bụng. Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc đắp vết loét và sưng; cũng dùng nấu nước tắm toàn thân khi bị sốt và bị chứng lách to
Duối ô rô, cây thuốc tiêu độc mụn nhọt
Loài phân bố ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Gặp ở nhiều nơi của nước ta, nhưng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam
Ba gạc lá to: cây thuốc chữa tăng huyết áp
Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp, Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.
Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu
Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Philippin, Tân Ghinê và Việt Nam, Ở nước ta, có gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên
Cò cò: tiêu viêm giảm đau
Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương
Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản
Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.
Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt
Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.
Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn
Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ
Hoa tiên, cây thuốc bổ
Người ta dùng rễ và lá làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng
Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt
Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt
Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt
Lan cò răng: thuốc trị viêm tinh hoàn
Ở Trung Quốc, rễ củ được dùng trị viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn trứng, bệnh hậu thể hư, ho nhiều đờm.
Ngót nghẻo: trị các bệnh về da
Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc
Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu
Ngâu: chữa sốt vàng da
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.
Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi
Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.
Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng
Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa