Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp

2017-11-11 12:06 PM
Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ghi có đốt, Tầm gửi dẹt - Viscum articulatum Burm. f., thuộc họ Ghi - Viscaceae.

Mô tả

Cây không có lá, với nhánh hẹp, thòng không phân nhánh lưỡng phân hay tam phân, có các lóng dài 2,5 - 6cm, với các đốt dẹp, thắt lại ở phía trên các đốt. Hoa nhỏ chụm ở mắt thành nhóm 3 cái, mà hoa ở giữa là hoa cái, các hoa bên là hoa đực. Quả mọng dạng bầu dục, cụt ở đầu, có bề mặt nhẵn; vỏ quả giữa dính, nhớt.

Bộ phận dùng

Toàn cây (bỏ rễ) - Herba Visci, thường gọi là Mộc ký sinh.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Nam á tới úc châu nhiệt đới. Thường gặp mọc ký sinh trên các cây gỗ trong rừng, trên cây có quả, sồi dé, từ Lào Cai, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình qua Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận tới Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Thu hái toàn cây vào mùa hè và mùa thu, thái lát, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng khử phong trừ thấp, thư cận hoạt lạc, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, cây được dùng để trị viêm phế quản. Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều. Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị: 1. Thấp khớp, đau lưng, mỏi bắp, chân tay tê bại; 2. Chảy máu tử cung, chảy máu cam; 3. Bạch đới, bệnh đường tiết niệu; 4. Lỵ trực khuẩn. Dùng 10-15g dạng thuốc sắc. Không dùng cho phụ nữ có mang. Dùng ngoài giã thành bột và lẫn với lòng đỏ trứng làm thành thuốc đắp trị bệnh vẩy nến, hoặc nấu nước để rửa viêm mủ da.

Ở Ân Độ, cây được dùng làm một chế phẩm trị sốt kèm theo đau các chi.

Bài viết cùng chuyên mục

Gõ nước, cây thuốc nhuận tràng

Quả có vị chua, ăn được, có tác dụng nhuận tràng, Gỗ tốt dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng, làm cột điện

Quạ quạ: cây giống mã tiền

Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng

Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu

Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm

Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.

Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa

Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.

Hương thảo: thuốc tẩy uế

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun

Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp

Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau

Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng

Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.

Cốc đá: chế thuốc giảm sốt

Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp

Hèo, cây thuốc trị chảy máu

Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết

Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau

Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp

Chàm dại: thuốc chữa lở loét chân tay

Chàm dại là một loại cây bụi nhỏ, thường cao khoảng 2 mét. Cây có nhiều cành nhánh, lá kép lông chim. Hoa chàm dại có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là những quả đậu nhỏ, hình trụ, chứa nhiều hạt.

Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa

Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da

Bầu đất, cây thuốc giải nhiệt

Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng dùng làm rau trộn dầu giấm, Canh bầu đất được xem như là bổ, mát

Ngọc lan hoa trắng: chống ho long đờm

Ngọc lan không chỉ là loài hoa đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thường được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống, làm cảnh quan và chiết xuất tinh dầu.

Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu

Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.

Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt

Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa

Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ

Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.

Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu

Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang