- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khổ sâm, thuốc chữa lỵ
Khổ sâm, thuốc chữa lỵ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khổ sâm, Dã hoè, Khổ cốt - Sophora flavescens Ait; thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao chừng 0,5 - 1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5 - 10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2 - 5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10 - 20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5 - 12cm, đường kính 5 - 8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3 - 7, hình cầu, màu đen.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Sophorae Flavescentis; thường gọi là Khổ sâm.
Nơi sống và thu hái
Cây của Trung quốc, được nhập trồng từ những năm 1970. Cây đã được trồng và giữ giống ở Sapa (Lào cai). Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phoi khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học
Trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N - methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d - isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo - kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
Công dụng
Khổ sâm được dùng chữa lỵ, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm thuốc bổ đắng cho người và trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật. Nước sắc đặc cũng được dùng rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 10 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên chia 3 lần uống trong ngày.
Đơn thuốc
Đại tiện ra nhiều máu: Khổ sâm tán bột 12g, Sinh địa 20g, nấu nhừ, thêm 10g mật, rồi cho bột Khổ sâm vào, luyện viên bằng hạt ngô, chia 3 lần uống trong ngày (chiên với nước nóng).
Lỵ cấp tính: Khổ sâm 38 - 57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.
Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa.
Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Dùng bột rắc có công thức: Rễ Khổ sâm 0,5g, glucose 0,5g và acid boric trộn lẫn. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột Khổ sâm pha chế như trên vào. Mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. Ngoài ra còn dùng thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.
Viêm tai giữa: Rễ Khổ sâm 2g, băng phiến 0,4g, dầu Thầu dầu 12g. Nấu sôi dầu, cho Khổ sâm vào, đun đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt
Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.
Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa
Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.
Pison hoa tán: dùng trị băng huyết
Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống
Cỏ bờm ngựa: dùng trị nhiễm trùng niệu đạo
Cây mọc phổ biến ở các vách núi đất, đồi thấp có đá phiến, đá acid ẩm nhiều và ít nắng, từ bình nguyên tới cao nguyên, có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô
Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu
Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc
Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp
Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.
Mua tép Nêpan, trị viêm gan hoàng đản
Ở Trung Quốc, rễ cùng được dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm ruột, lỵ và dùng ngoài trị ngoại thương u huyết
Cà chua: trị suy nhược
Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết.
Hoa ki: cây thuốc xông cho phụ nữ sau sinh
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng lá cây này xông cho phụ nữ sau khi sinh nở để làm tán huyết.
Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu
Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Ngọc vạn vàng: trị miệng khô
Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.
Quế: chữa đau bụng ỉa chảy
Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng
Đưng láng, cây thuốc trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai
Ổ chim: làm thuốc giảm đau
Tất cả các bộ phận của cây, sao lên và hãm uống được dùng trong y học dân tộc để làm thuốc giảm đau một số bệnh và nhất là đối với các bệnh đường hô hấp
Môn bạc hà: làm xuống đờm
Cuống lá có thể dùng làm rau thái ăn sống, nấu với canh chua. Củ Môn bạc hà mài ra đổ cho người bị kinh phong sôi đờm, nhất là ở trẻ em, sẽ làm xuống đờm.
Đùng đình: cây thuốc lành vết thương
Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.
Lê, thuốc trị lỵ
Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm
Lục lạc năm lá, trị rắn cắn và bò cạp đốt
Loài được biết từ Ân Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam tới tận Philippin và Tân Ghi Nê. Cây mọc ở đất hoang, rừng thưa nơi ẩm trên đất cát sét