- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhàu nước: hạ huyết áp nhẹ
Nhàu nước: hạ huyết áp nhẹ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhàu nước hay Nhàu nhỏ - Morinda persicaefolia Ham. var. oblonga Pit., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Cây mọc thành bụi cao 0,5 - 1m, không có lông, màu nâu. Lá mọc đối, có khi chụm 3, nhọn ở chóp, có khi có khía sâu, dài tới 11,5cm, rộng tới 4cm. Lá kèm dính nhau. Hoa trắng xếp thành đầu đối diện với lá. Quả kép hình trứng xù xì, dài gần 4cm, rộng 2,5cm, gồm nhiều quả hạch.
Hoa tháng 1 - 5, quả tháng 4 - 7.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Morindae Persicaefoliae.
Nơi sống và thu hái
Loài của phân vùng Ấn Độ - Mã Lai, mọc hoang khá nhiều ở ven đường dựa bờ nước, bờ ruộng, nơi ẩm thấp, úng ngập không chết nhưng không ưa đất phèn. Cây phát triển nhanh, mạnh và rộng khắp do quả theo dòng nước trôi đi khắp nơi; cũng tái sinh rất dễ dàng bằng rễ. Thu hoạch rễ vào mùa khô, tốt nhất nên dùng loại rễ lớn có đường kính 1cm.
Thành phần hoá học
Người ta đã tách được morindin, 1 glucosid anthraquinonic; sản phẩm tách đôi là morindion ở trạng thái tự do và một dẫn xuất metylether của một trihydroxyanthraquinon đã được nêu lên ở Nhàu. Còn tách được 2 dẫn xuất anthraquinonic khác có điểm sôi là 270o và 222o. Morindin thuỷ phân cho ra đường glucose và xylose. Ngoài ra cây còn chứa tanin với hàm lượng thấp, nhưng không có alcaloid và flavonoid, cũng có tác giả cho là có flavon.
Tính vị, tác dụng
Cây có tác dụng trị giun rõ do có dẫn xuất quinonic. Còn có tính hạ huyết áp nhẹ, nhuận trường nhưng không có tính kháng sinh.
Công dụng
Nhân dân thường dùng rễ cây Nhàu nước, thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu uống chữa bệnh đau lưng, nhức mỏi tay chân, tê thấp. Rễ được dùng để kho cá cho có màu vàng. Cây cũng được dùng trị cao huyết áp, dùng cho người bị mất ngủ, hồi hộp, tim đập không đều.
Người ta dùng rễ của một thứ khác có lá hình đàn (var. pandurifolia Pit.) để làm thuốc trị giun.
Bài viết cùng chuyên mục
Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột
Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.
Nghể bún: dùng trị lỵ
Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.
Nhài nhăn: trị viêm khớp xương do phong thấp
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp
Hy kiểm: thuốc trị sốt rét
Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.
Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn
Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ
Nghệ đen: phá tích tán kết
Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính
Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống
Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi
Huyết hoa, thuốc trị phong, mụn loét
Ở Phi châu, hành được dùng làm thuốc duốc cá; cũng có độc đối với lợn, Ở Ân Độ, dịch ép của hành được dùng ngoài trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương
Cóc kèn chùy dài: cây thuốc có độc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Malaixia và Inđônêxia, ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng, rừng còi vùng đồng bằng Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh
Kim ngân: thuốc trị mụn nhọt
Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ.
Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận
Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan
Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng
Quyết lưới dày sáng: cây được dùng chữa thận hư
Ở Vân Nam Trung Quốc, thân rễ của cây được dùng chữa thận hư đau răng, thận hư tai điếc, đau lưng, đòn ngã tổn thương, đau đùi, gãy xương
Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu
Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá
Cà độc dược gai tù, ngăn suyễn giảm ho
Cũng dùng như Cà độc dược. Hoa cũng được dùng làm thuốc hút như các loại Cà độc dược khác
Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống
Mần mây: làm chắc chân răng
Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.
Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy
Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.
Đay suối: cây thực phẩm
Cây mọc ở ven suối, nơi có nhiều ánh sáng trong rừng các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, qua Quảng Trị tới Đồng Nai.
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Huỳnh xà: thuốc chữa ban
Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích
Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau
Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
Lương gai: trị ỉa chảy
Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê