Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp

2018-05-01 09:55 PM

Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngọc lan hoa vàng, Hoàng lan, Sứ vàng - Michelia champaca L., thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae.

Mô tả

Cây nhỡ, cành non có lông mềm. Lá có nhiều lông ở mặt dưới. Hoa màu vàng rất thơm. Bao hoa gồm nhiều bộ phận không phân hoá thành đài và tràng, dài, hơi nhọn, xếp theo một đường xoắn ốc. Nhị nhiều, có chỉ nhị ngắn và dẹp. Lá noãn nhiều, rời nhau, xếp theo một đường xoắn ốc trên đế hoa lồi. Quả gồm nhiều đại xếp sít nhau.

Cây ra hoa tháng 7, có quả tháng 10.

Bộ phận dùng

Rễ, quả, vỏ thân, tinh dầu hoa, lá - Radix, Fructus, Cortex, Oleum et Folium Micheliae Champacae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc tới Malaixia. Ở nước ta, cây mọc hoang và thường được trồng. Thu hái vỏ thân, rễ quanh năm, rửa sạch thái nhỏ, phơi khô. Lá và hoa thường dùng tươi. Hoa có thể cất tinh dầu. Quả thu hái vào mùa đông.

Thành phần hoá học

Hoa chứa tinh dầu, tới 0,11%. Tinh dầu này có giá trị ngang tinh dầu hoa Hồng. Nó chứa iso-eugenol, metyl-eugenol; còn có các alcol (alcol benzylic, linalol, geraniol), và nếu cất bằng hơi nước, còn giữ được khá nhiều chất cineol. Lá cũng chứa tinh dầu. Vỏ chứa một alcaloid ít độc.

Tính vị, tác dụng

Rễ, quả có vị đắng tính mát; có tác dụng khư phong thấp, lợi hầu họng, kiện vị chỉ thống; rễ khô và vỏ rễ có tính xổ và cũng có tác dụng điều kinh. Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong, kiên vị, lợi niệu. Lá có tác dụng giải độc.

Công dụng

Vỏ cây được dùng làm thuốc trị sốt, ho, còn dùng làm thuốc điều kinh, có thể dùng làm thuốc trị sốt rét cách nhật.

Rễ khô và vỏ rễ dùng tươi dạng thuốc hãm uống để điều kinh và dùng sắc rồi thêm sữa đông đắp trị áp xe.

Hoa và quả chữa đầy hơi, buồn nôn và sốt, dùng như thuốc lợi tiểu trong chứng đau thận và trong bệnh lậu. Phối hợp với dầu Vừng làm thuốc đắp ngoài trị chóng mặt.

Hạt và quả dùng chữa nứt nẻ ở chân, hạt cũng dùng làm thuốc trị giun. Ở Malaixia và Philippin, người ta dùng thịt quả trộn với các loại thuốc khác trị bệnh phong thấp đau nhức. Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ và quả được dùng trị hóc xương, phong thấp, đau dạ dày.

Lá dùng nấu nước súc miệng khi bị đau yết hầu. Ở Ấn Độ, dịch lá lẫn mật ong dùng trị đau bụng. Ở Thái Lan lá dùng trị rối loạn thần kinh.

Tinh dầu được dùng làm hương liệu, làm thuốc đắp trị đau đầu, viêm mắt và thống phong.

Đơn thuốc

Trị sốt rét cách nhật: Dùng 30g vỏ hãm trong 100g nước sôi, hoặc dùng 30g vỏ cho vào 1,2 lít nước, sắc cạn còn 600ml, uống mỗi lần một ly lớn, khoảng 1 giờ trýớc và 1 giờ sau khi làm cữ.

Bài viết cùng chuyên mục

Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu

Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết

Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau

Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát

Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.

Mật cật gai: chống lại vi trùng lao

Mật cật gai, hay còn gọi là rễ gai, là một loại cây thuộc họ Cau, được biết đến với nhiều tác dụng trong y học dân gian. Cây thường mọc ở các vùng rừng núi và có nhiều đặc điểm nhận dạng riêng biệt.

Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng

Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.

Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng

Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.

Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón

Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi

Bầu: cây thuốc giải nhiệt

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.

Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban

Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó

Mái dầm: thuốc trị kiết lỵ

loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.

Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết

Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.

Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu

Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương

Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.

Lan gấm đất cao, thuốc trừ ho

Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp

Mía dò hoa gốc: chữa xơ gan cổ trướng

Mía dò là một loại cây thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh như sốt, viêm, đau nhức.

Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Trong cây có một chất glucosidic, Tính vị, tác dụng, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu

Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu

Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở

Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.

Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét

Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Ba bông: cây thuốc chữa khô da

Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Đơn hồng, cây thuốc trị ghẻ

Ở Ân Độ và Malaixia, người ta dùng lá vò ra hoặc giã nát đắp trị ghẻ, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da, Lá cây được giã ra trộn với cơm ăn, chữa bệnh về tim

Bạch đàn xanh, cây thuốc hạ nhiệt

Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le