Nam sa sâm: trị ho ra máu

2018-04-05 09:50 AM

Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nam sa sâm, Sa sâm lá vòng - Adenophora tetraphylla (Thunb.) Fisch (A. verticillata (Pall.) Fisch) thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ dày, dạng con thoi, có thân thẳng, nhẵn, khía rãnh, cao 0,30 - 1,40cm. Lá mọc từ gốc, có cuống, tròn, khía tai bèo, các lá ở thân mọc vòng 4, hay mọc đối, gần như không cuống, xoan ngọn giáo, có răng, dài tuỳ theo độ cao 3 - 10cm rộng 1 - 2cm. Hoa màu lam, thành chuỳ gồm nhiều chùm mọc vòng, ít hoa, có cuống hoa dạng sợi. Quả thòng, dạng quả mọng, hình trống hay hơi cụt ở ngọn, bao bởi lá đài tồn tại, có 3 ô, nở thành 3 mảnh. Hạt dạng bầu dục, dẹp, bóng, vàng vàng.

Hoa tháng 6.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Adenophorae Tetraphyllae, thường gọi là Nam sa sâm.

Nơi sống và thu hái

Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, đồ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Rễ có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn; có tác dụng thanh phế tá hoả, dưỡng âm, chỉ khái.

Công dụng

Thường dùng trị ho ra máu, sốt, khô miệng. Ở Trung Quốc, Nam sa sâm được dùng trị: 1. Viêm khí quản cấp tính và mạn tính; 2. Phế ung khái huyết; 3. Âm hư phát nhiệt; 4. Ho khan; 5. Hầu họng sưng đau.

Liều dùng

8 - 10g, sắc uống. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài viết cùng chuyên mục

Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn

Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn

Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho

Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.

Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát

Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.

Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng

Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt

Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy

Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch

Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã

Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế

Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.

Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu

Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu

Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn

Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc

Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.

Dướng, cây thuốc bổ thận

Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô

Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi

Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.

Cỏ đắng: làm thuốc trị bò cạp đốt

Lá dùng làm thức ăn gia súc, thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn, ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt

Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho

Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Dương đầu tà, cây thuốc trị vết thương

Cụm hoa ở nách lá gồm 1, 3 bông, Hoa trắng, khi khô chuyển sang màu vàng, Quả hình trứng, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả

Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc

Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.

Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.

Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu

Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá

Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.

Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột

Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.

Khoai na: thuốc lợi tiêu hoá

Vị cay, tính nóng, có độc, Củ có tác dụng lợi tiêu hoá, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ, lợi trung tiện.

Cau chuột Bà na: cây thuốc

Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu

Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn

Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml

Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.