- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bạch đậu khấu - Amomum krervanh Pierre (A.Kravanh-Pierre ex Gagnep.),thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 2 - 3m. Lá xếp 2 dẫy, hình trái xoan hay ngọn giáo, dài tới 60cm, rộng tới 12cm, nhung thuờng chỉ dài 35cm, rộng 7 - 8 cm, lá có rạch, có điểm tuyến, hơi có mạng; cuống lá rất ngắn, có cánh rộng. Cán hoa 1 - 2 cái, ở gốc thân, có vẩy lợp, hình tam giác, có lông vàng kim ở ngoài. Cụm hoa hình trụ, hơi hình nón, dài 8 - 11cm, rộng 4 - 5cm, lá bắc vàng rơm, lợp khít nhau, có lông ở mặt ngoài, dài 4cm, rộng 15 - 17mm. Hoa nhỏ, màu vàng vàng, chỉ để lộ cánh môi ra ngoài các lá bắc; ống tràng dài bằng đài có các thuỳ màu trăng trắng chỉ dài bằng nửa cánh môi; cánh môi hình bầu dục, nguyên, vàng ở giữa, hơi vàng ở mép. Quả có lông vàng kim, rồi hoá nhẵn, hình cầu, đường kính 16mm, có 5 - 6 cạnh hơi rô với 9 rạch. Hạt 5 - 9, hình cầu, hơi dẹp, đáy lõm. Hoa tháng 5; quả tháng 8.
Bộ phận dùng
Quả- Fructus Amomi, thường gọi là Đậu khấu.
Nơi sống và thu hái
Loài đặc hữu của Campuchia, Thái Lan; cũng gặp ở vùng núi Thất Sơn của An Giang. Thu hái quả ở những cây già (3 năm), khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng xanh thì hái, đem về phoi hay sấy khô, loại bỏ cuống rồi xông diêm sinh (lưu huỳnh) cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng bóc vỏ lấy hạt.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 2,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor.
Tính vị, tác dụng
Đậu khấu vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng ôn tỳ, chỉ tả, hành khí, tiêu trệ, giải độc rượu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu.
Ngày dùng 4 - 8 g, dạng thuốc sắc hoặc bột.
Đơn thuốc
Lợm giọng, buồn nôn: Nhấm hạt Đậu khấu, nuốt nước.
Trẻ con bú vào, trớ ra: Dùng 14 nhân Đậu khấu, 14 nhân Sa nhân, 8 g Cam thảo, tán nhỏ, xát vào miệng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạch đàn xanh, cây thuốc hạ nhiệt
Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Bí ngô: tác dụng bổ dưỡng
Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim.
Lucuma, Lêkima, cây thuốc
Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng
Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.
Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương
Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng
Duối cỏ: cây thuốc giải độc
Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết
Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc
Bùng chè: chữa viêm phế quản
Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh
Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.
Nam sa sâm: trị ho ra máu
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.
Lan trúc, thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Đông Nam Ân Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng
Muồng đỏ, trừ giun sát trùng
Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá
Chòi mòi Henry: dùng chống xuất huyết
Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam Đà Nẵng, Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết
Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong
Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm
Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương
Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng
Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ
Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.
Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu
Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống
Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.
Mộc nhĩ, dưỡng huyết thông mạch
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt
Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm
Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau
Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan
Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp