- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cà trái vàng: dùng trị ho hen cảm sốt
Cà trái vàng: dùng trị ho hen cảm sốt
Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cà trái vàng, hay Cà tàu - Solanum xanthocarpum Schrad Wendl., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả
Cây thảo có khi hoá gỗ, cao đến 0,8m, rất nhiều gai nhẵn hoặc có lông dài ở cành non và lá. Lá mọc so le; phiến lá hình trái xoan rộng hay bầu dục, chia thuỳ sâu nhiều hay ít, thường có 5 - 9 thuỳ nhọn, dài 4 - 6cm, rộng 3 - 5cm; cuống có gai nhiều dài 10 - 15mm. Hoa màu xanh xanh hay tím, xếp 3 - 5 cái thành xim ngoài nách, có cuống. Quả mọng tròn, đường kính 25mm, màu trắng điểm xanh lơ, lúc chín màu vàng, to cỡ 1,5 - 2cm. Hạt dẹp, có cánh, đường kính 4mm.
Hoa tháng 2 - 4, quả tháng 5 - 8.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Solani Xanthocarpi.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở miền nhiệt đới Nam Mỹ, châu Đại dương và nhiều nước châu Á: Ân Độ, Xri Lanca, Malaixia, Trung Quốc và các nước Đông Dương. Ở nước ta, thường gặp trên đất khô ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc và một số nơi khác ở các tỉnh phía Bắc. Ta còn nhập một thứ - var. geoffroyi Bonati của Nêpan vào trồng ở Hà Nội và Tam Đảo. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân. Vào mùa khô, cây rụng lá nhiều còn lại quả nên dễ thu hái; còn toàn cây có thể thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Quả Cà trái vàng của Ân Độ chứa carpesteral và 1 - 3% gluco-alcaloid solanocarpin, tương đồng với solanin-S khi thuỷ phân sẽ cho alcaloid Solanidin -S. Quả Cà trái vàng ở Đà Lạt chứa 1,8% solasodin (dược liệu khô). Quả khô chứa 6,2% gluco-alcaloid, trong đó có chủ yếu là solamargin, solasonin và một ít □-solamargin và dioscin. Nguồn alcaloid này trong quả có thể dùng chế cortison và hormon sinh dục.
Tính vị, tác dụng
Cây hoa và quả đều có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, gây trung tiện. Rễ có tác dụng làm long đờm, lá làm giảm đau. Trong thực nghiệm, người ta nhận thấy quả có ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính, ức chế giai đoạn viêm mạn tính và gây thu teo tuyến ức. Dung dịch các alcaloid trong quả cũng ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh Trychophyton rubrum, T. gypseum và Microsporum lanosum.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác. Còn ở Ân Độ, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Rễ dùng trị ho, hen, cảm sốt, sổ mũi, đau ngực. Giã rễ và thêm rượu dùng chữa nôn mửa, bệnh phong, chữa sốt và làm thuốc lợi tiểu. Nước ép quả dùng chữa đau bụng. Thân cây, hoa quả dùng chữa đầy bụng, bỏng ở chân, ban mụn nước và phồng nước. Cây cũng được dùng chữa phù thận, thủy thũng và dùng chữa bệnh lậu. Lá có thể đắp giảm đau tại chỗ. Dịch lá phối hợp với hồ tiêu dùng trị thấp khớp. Nụ và hoa với dung dịch muối dùng trị mắt chảy nước. Có khi dùng hạt đốt lên lấy hơi xông trị đau răng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận
Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.
Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.
Mai: chữa uất muộn tâm phiền
Vị hơi chua, mặn, tính bình; có tác dụng khai uất hoà trung, hoá đàm, giải độc, Được dùng chữa uất muộn tâm phiền, can vị khí thống, mai hạch khí sang độc, tràng nhạc.
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Ô liu: lợi mật và nhuận tràng
Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng, dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.
Cang: giúp tiêu hoá tốt
Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á
Lài trâu ít hoa: thuốc trị đau bụng
Cây bụi nhỏ đến cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ.
Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch
Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã
Gối hạc trắng: cây thuốc chữa tê thấp
Ta cũng thường dùng rễ cây này như rễ Gối hạc chữa tê thấp, rong kinh, đậu sởi, Ở Ân Độ, người ta dùng ngoài làm thuốc giảm đau.
Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi
Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.
Nho: trị thận hư đau lưng
Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.
Chóc roi: dùng trị ho có đờm nhiều
Nhân dân hái làm rau lợn hoặc lấy bẹ muối dưa ăn nên cũng gọi là rau Chóc, Củ được dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản
Đầu heo, cây thuốc chữa hen suyễn
Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua, Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược
Long não: chữa cảm cúm đau đầu
Rễ gỗ chữa cảm cúm, đau đầu, đau dạ dày và đầy bụng, thấp khớp, đòn ngã tổn thương, quả trị đau dạ dày, khó tiêu hoá, trướng bụng, viêm dạ dày ruột.
Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu
Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh
Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn
Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.
Ngải tiên: khư phong trừ thấp
Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.
Địa tiền, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị bỏng lửa, dao chém, gãy xương, lở chân, bệnh nấm ngoài da, Thường dùng ngoài giã tươi xoa đắp hay tán bột rắc
Han dây: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.
Hoa hiên: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Hoa hiên (Hemerocallis fulva L.) là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae), thường được trồng làm cảnh và sử dụng trong y học cổ truyền.
Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai
Bùi tròn, tiêu sưng giảm đau
Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, viêm da thần kinh