Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn

2017-11-10 03:43 PM

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gai cua, Cà gai - Argemone mexicana L., thuộc họ Thuốc phiện - Papaveraceae.

Mô tả

Cây thảo cao 0,30-0,40m; thân và lá có nhiều gai, màu vàng vàng. Lá không cuống có phiến xẻ sâu, mọc so le, gân lá màu trắng. Hoa to, đều, mọc đơn độc ở đầu cành; lá đài 3, sớm rụng; cánh hoa 6, có gai, nhỏ. Hạt nhiều, tròn, dẹp và đen.

Ra hoa tháng 4.

Bộ phận dùng

Toàn cây (thân, rễ, lá, hạt, hoa) - Herba Argemones.

Nơi sống và thu hái

Loài cỏ dại, gốc ở Mêhicô, được phát tán tự nhiên vào nước ta, thường gặp mọc hoang ở vùng Hà Nội, dọc sông Hồng.

Thành phần hoá học

Hạt chứa 16-30% chất dầu cố định; bã hạt có các alcaloid berberin và protopin. Rễ chứa nhiều alcaloid (0,125%) chủ yếu là protopin (0,081%) allocryptopin (0,068%) berberin (0,125%) sanguinarin và cheleritin. Còn có tanin, nhựa Dầu của cây chứa argemon 22-30%; còn có một chất độc.

Tính vị, tác dụng

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc. Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ân Độ, các bộ phận của cây được sử dụng: 1. Rễ được dùng trị bệnh ngoài da mạn tính; 2. Nhựa mủ tươi của cây dùng chữa phù, vàng da và các bệnh về da;

Dầu cây dùng xổ và chữa bệnh về da, Dầu này có tác dụng tẩy xổ nhưng không gây đau bụng. Dầu mới ép có tác dụng mạnh hơn. Dầu này không có mùi khó chịu như dầu Thầu dầu; 4. Hạt ngoài việc dùng làm thuốc nhuận tràng gây nôn, được dùng trị nọc độc các vết cắn của côn trùng và động vật.

Ở Philippin nhựa mủ tươi màu nâu dùng chữa bệnh về mắt hoặc đau kẽ mắt, bệnh ngoài da, bệnh giang mai. Hoa sắc uống làm thuốc chữa ho và làm thuốc ngủ. Dầu của hạt làm thuốc tẩy và gây nôn. Ở Inđônêxia, dùng chữa bệnh ngoài da và làm thuốc điều kinh. Ở đảo Martinique, nhựa cây dùng chữa chai chân, mụn cơm, bệnh ngoài da, phong hủi, loét giang mai và ngay cả giác mạc bị viêm.

Bài viết cùng chuyên mục

Dung hoa chuỳ: cây thuốc trị phát ban

Quả chiết được dầu thắp, Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết, Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược

Mía: tác dụng nhuận tràng

Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.

Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản

Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức

Mớp lá đẹp, trị viêm khí quản

Ở Trung Quốc, lá, vỏ thân, nhựa mủ dùng trị viêm khí quản cấp và mạn tính. Nhựa mủ dùng ngoài làm thuốc cầm máu

Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Bằng lăng nước: cây thuốc chữa ỉa chảy

Tất cả các bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều chứa một chất làm giảm glucoza huyết, có hoạt tính bằng 6, 7,7 đơn vị insulin.

Háo duyên: cây thuốc uống trị giun

Mọc hoang trong rừng thường xanh hay trên các đồi cây bụi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng rễ sao lên sắc uống trị giun.

Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương

Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Đa búp đỏ, cây thuốc lợi tiểu

Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi, Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan, Mủ dùng chữa mụn nhọt

Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai

Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.

Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau

Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.

Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng

Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.

Đay, cây thuốc tiêu viêm

Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim

Lạc: thuốc trị suy nhược

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.

Cỏ đắng: làm thuốc trị bò cạp đốt

Lá dùng làm thức ăn gia súc, thường do cây có lẫn hạt vào nên động vật ăn cỏ ít ăn, ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây làm thuốc trị bò cạp đốt

Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại

Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương

Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc

Lá có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong, Quả có vị cay, tính ấm, Vỏ cây có vị đắng

Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Kim quất, thuốc trị bệnh đường hô hấp

Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu, lá dùng trị bệnh đường hô hấp, Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da

Ba chạc Poilane: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Hoa hồng sáng hay đo đỏ, thành cụm hoa gần hình cầu, ở nách lá về phía cuối các cành ngọn. Quả nang, có 5 hạch, rộng khoảng 1cm, có u do những tuyến to ở ngoài.

Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.

Đơn đỏ, cây thuốc chữa mẩn ngứa

Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ, người ta dùng như thuốc làm dịu, làm săn da, lợi tiểu, kháng sinh

Ngổ trâu: sử dụng như thuốc điều kinh

Người ta thường thu hái làm rau ăn. Cũng được sử dụng như là thuốc điều kinh.