Bông tai: tiêu viêm giảm đau

2018-04-03 12:49 PM

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy, dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bông tai, Ngô thì - Asclepias curussavica L. thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae

Mô tả

Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 60 - 150cm, phân cành nhánh thừa, có mủ trắng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, thon hẹp hình ngọn giáo, dài 6 - 8 cm; cuống 3 - 4 mm. Cụm hoa dạng tán ở ngọn thân; mang 6 - 12 hoa màu vàng ở giữa, nâu ở xung quanh; cánh hoa dính nhau ở phần góc và rũ xuống; nhị làm thành một cột to, màu đỏ, tràng phụ màu vàng,dạng thuỳ quăn đính vào cột nhị. Quả đại xếp đứng từng đôi, dài 6 - 8 cm; hạt có mào lông.

Hoa tháng 5 - 12

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Asclepiadis Curassavicae

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Trung Mỹ, cũng được thuần hoá ở nhiều xứ nhiệt đới. Ở nước ta, cây thường được trồng vì hoa có dáng lạ nom như cái hoa tai. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Có các glucosid aselepiadin và vincetoxin. Trong lá có 3 glucosid trợ tim trong đó có aselepiaside D.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy; dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc thường được dùng trị: 1. Viêm tai, mụn nhọt và viêm mủ da; 2. Thông kinh. Liều dùng 6 - 9g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị 1. Vết gẫy, vết đứt; 2. Eczema, nấm tóc. Lấy lá tươi giã đắp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ trong điều trị bệnh trĩ và bệnh lậu; lá được dùng làm thuốc cầm máu và trị bệnh lậu. Còn cây thường dùng trong điều trị bệnh lao phổi. Ở nước ta, cây được dùng trị kiết lỵ, ỉa chảy và tẩy giun. Ngày dùng 8 - 16g, dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc

1. Trị viêm vú, nhọt và viêm mủ da, dùng Bông tai 6-9g sắc uống, cũng đồng thời lấy nước lau, rửa bên ngoài. 2. Eczema: ép thân cây lấy nhựa bôi.

Ghi chú

Cây có độc, khi dùng uống trong phải cẩn thận. Đặc biệt là nhựa cây không được dùng để uống trong.

Bài viết cùng chuyên mục

Cola: sử dụng trong các trường hợp mất trương lực

Cây cola là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Trôm. Cây có lá đơn, mọc cách, hoa lớn màu trắng hoặc vàng nhạt, quả hình bầu dục chứa nhiều hạt. Hạt cola có vị ngọt đậm, hơi chát và chứa nhiều caffeine.

Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut

Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.

Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa

Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da

Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ

Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu

Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Ngải giun, tác dụng trị giun

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa

Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa

Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu

Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu

Muống biển: trừ thấp tiêu viêm

Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.

Hoa hiên: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Hoa hiên (Hemerocallis fulva L.) là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae), thường được trồng làm cảnh và sử dụng trong y học cổ truyền.

Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp

Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không

Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển

Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt

Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng

Huyết đằng: thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban

Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó

Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng

Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.

Găng hai hạt: cây thuốc trị sốt

Vỏ dùng trị sốt, Cũng được dùng sắc uống chữa đau bụng cho phụ nữ sau khi sinh, Gỗ cứng dùng để đóng đồ đạc thông thường.

Nấm hương: tăng khí lực

Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham.

Lạc tiên: thuốc trị ho

Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.

Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng

Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực

Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp

Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Lá buông, cây thuốc

Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên

Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống