- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu
Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu
Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình, Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hướng dương - Helianthus annuus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống một năm, có thân to thẳng, cao 1 - 3m, thân thường có đốm, có lông cứng. Lá to, thường mọc so le, có cuống dài; phiến hình trứng; lá ở phía dưới hình tim, nhọn đầu, mép lá có răng, hai mặt lá đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn, đường kính 7 - 20cm. Bao chung hình trứng. Hoa hình lưỡi ở ngoài màu vàng, các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng.
Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân (12 - 2), có quả tháng 1 - 2.
Bộ phận dùng
Hoa lá, và toàn cây - Flos, Folium et Herba Helianthi.
Nơi sống và thu hái: Nguyên sản ở Mêhicô, hiện nay được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Khi quả chín, nhổ toàn cây và tách riêng các phần, đem sấy khô để dùng.
Thành phần hóa học
Hoa Hướng dương chứa một glucoside flavonic màu vàng (0,266% trọng lượng khô của các cánh hoa), các thành phần basic (cholin, betain), acid solanthic, thường kết hợp với calcium và cũng tìm thấy cả ở thân. Trong các lá bắc, có một chất nhựa trong suốt như nhựa thông. Gần đây, người ta đã xác định được là trong hoa chứa chất cryptoxanthin, lutein, taraxanthin và một ít caroten. Lá chứa caroten (0,111% trọng lượng khô), còn có một glucosid. Thân cây chứa glucosid, acid solanthic và phần lõi thân là một phức hợp galacturonic, rất giàu calcium. Trong quả, nếu tính theo phần trăm trọng lượng khô có: chất có albumin 13,50; nuclein 0,51; lecithin 0,23; dầu 30,19; đường 2,13; pentosan 2,74; cellulose 31,14; tro 2,86. Tinh dầu hướng dương gồm 1,2% chất không xà phòng hoá và các glycerid của acid linoleic (57,5%), oleic (33,4%), palmitic (3,5%), stearic (2,9%). arachic (0,6%, lignoceric (0,4%).
Tính vị, tác dụng
Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình. Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau. Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau. Lá tiêu viêm, giảm đau, trị sốt rét. Hạt trị lỵ, bổ cho dịch thể, xúc tiến bệnh sởi chóng phát ban. Hướng dương có tác dụng kháng sinh đối với Staphylococus aureus, Escherichia coli và các bào tử của Neurospora, là một loại thuốc giảm sốt, có thể dùng trị sốt rét của trẻ em (cồn chiết hoa và lá) và là thuốc hạ nhiệt không gây phản ứng bảo vệ của cơ thể. Dầu Hướng dương là một loài dầu ăn tốt vì nó giàu acid béo.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cụm hoa đầu dùng trị: 1. Huyết áp cao, đau đầu, choáng váng; 2. ù tai, đau răng; 3. Đau gan, đau bụng, đau kinh; 4 Viêm vú, tạng khớp.
Rễ và lõi thân dùng trị: 1. Đau đường tiết niệu và sỏi, dưỡng trấp niệu; 2. Viêm phế quản, ho gà; 3. Khí hư.
Hạt dùng trị: 1. Chán ăn; mệt mỏi và đau răng; 2. Kiết lỵ ra máu; 3. Sởi phát ban không đều.
Lá dùng trị sốt rét. Dùng ngoài trị bỏng, bỏng do nước nóng hay nắng nóng. Dùng cụm hoa đầu 30 - 90g, rễ và lõi thân 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Nếu dùng nước chiết của hoa (1/10) ngâm trong 2 - 3 giờ, ngày uống 2 - 3 lần.
Đơn thuốc
Trị huyết áp cao, dùng cụm hoa Hướng dương 60g, Râu ngô 30g sắc nước uống pha thêm đường.
Bài viết cùng chuyên mục
Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.
Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng
Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc
Linh chi: giúp khí huyết lưu thông
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay
Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương
Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc
Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn
Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.
Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét
Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội
Huệ: thuốc lợi tiểu gây nôn
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành phơi khô và tán bột dùng làm thuốc trị lậu, Có nơi, như ở Vũng Tàu, người ta thường dùng củ chữa bệnh sốt rét.
Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt
Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.
Cỏ bướm nhẵn: dùng giã lấy dịch chữa bệnh lậu
Cây mọc dựa ruộng, suối, lùm bụi ở độ cao 400 đến 1900m, gặp ở các tỉnh vùng cao từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, qua Nghệ An đến tận Lâm Đồng
Đuôi chồn chân thỏ: cây thuốc trị lỵ
Đuôi chồn chân thỏ là một loại cây thảo sống lâu năm, có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc và lan rộng.
Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết
Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.
Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật
Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.
Ba gạc châu Phi: cây thuốc hạ huyết áp
Chỉ mới gặp ở huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú, Nơi đây thời trước có trạm thí nghiệm trồng cây nhiệt đới do người Pháp lập ra, có thể là cây nhập từ châu Phi.
Bù dẻ trườn, lợi tiêu hóa
Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, kiện tỳ hành khí, trừ thấp, giảm đau
Mô ca, thuốc chữa các vết thương
Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy
Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu
Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da
Năng ngọt, thuốc tiêu đờm
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng
Bách hợp: cây thuốc chữa ho
Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.
Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón
Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi
Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy
Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.