- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm
Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chua me đất hoa vàng, Chua me ba chìa - Oxalis corniculata L., thuộc họ Chua me đất - Oxalidaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò sát đất. Thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài mang 3 lá chét mỏng hình tim. Hoa mọc thành tán gồm 2 - 3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có býớu.
Mùa hoa tháng 3 - 7.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Oxalis Corniculatae.
Nơi sống và thu hái
Cây của châu Âu, châu Á, phổ biến khắp nước ta. Nay gặp mọc khắp nơi, chỗ đất ẩm mát, có đủ ánh sáng trong các vườn, ở bờ ruộng và các bãi đất hoang. Cây tươi dùng làm rau ăn và làm thuốc, ít khi phơi khô. Thu hái cây tốt nhất vào tháng 6 - 7, rửa sạch, phơi trong râm.
Thành phần hoá học
Trong lá và thân Chua me đất có acid oxalic, oxalat, kali. Người ta đã tính được theo mg%: P 125; caroten 8,41; B1 0,25; B2 0,31; vitamin C 48.
Tính vị, tác dụng
Chua me đất có vị chua, tính mát, không độc, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm, làm dịu, làm hạ huyết áp và lợi tiêu hoá.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị 1. Sổ mũi, sốt, ho viêm họng; 2. Viêm gan, viêm ruột, lỵ; 3. Bệnh đường tiết niệu và sỏi; 4. Suy nhược thần kinh; 5. Huyết áp cao.
Ở Trung Quốc và Ấn Độ, và cả ở Philippin, người ta dùng các bộ phận của cây làm thuốc chống bệnh scorbut.
Dùng ngoài trị chấn thương bầm giập, rắn cắn, bệnh ngoài da, nấm da chân, nhọt độc sưng tấy, eczema và trị bỏng.
Cách dùng
Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống. Dùng 30 - 50g lá tươi hoặc 5 - 10g cây khô sắc nước uống. Dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống.
Đơn thuốc
Ở Trung Quốc, người ta sử dụng một số đơn thuốc có Chua me đất.
Huyết áp cao, viêm gan cấp tính và mạn tính, dùng Chua me đất 30g Bạch đầu ông 15g, Hạ khô thảo 10g, Cúc hoa vàng 15g sắc uống.
Viêm đường tiết niệu, dùng Chua me đất 30g, Bòng bong 15g, Kim tiền thảo 15g, Dây vác Nhật 15g, sắc uống.
Suy nhược thần kinh: Chua me đất 30g, lá Thông đuôi ngựa 30g sắc uống.
Chúng ta cũng còn một số công thức khác để chữa:
Sốt cao, trằn trọc, khát nước; dùng Chua me đất một nắm giã nát, chế nước vào vắt lấy nước cốt uống.
Bị thương bong gân sưng đau; giã Chua me đất chưng nước xoa bóp.
Ho: Chua me đất 40g, Rau má 40g, Lá xương sông 20g, Cỏ gà 20g, các vị dùng tươi, rửa sạch
giã nhỏ, vắt lấy nước, đường 1 thìa, tất cả đun sôi, chia 3 lần uống trong ngày.
Viêm họng: Chua me đất 50g, muối 2g, hai thứ nhai nuốt từ từ.
Ghi chú
Toàn cây Chua me đất chứa nhiều acid oxalic, do dùng dài ngày cần thận trọng vì có thể gây bệnh sỏi thận cho nên người đã có sỏi thận không nên ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt
Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng
Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư
Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.
Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai
Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.
Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc
Lá có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong, Quả có vị cay, tính ấm, Vỏ cây có vị đắng
Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản
Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Gòn, cây thuốc chữa bệnh tiết niệu
Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh
Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt
Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,
Hóp: cây thuốc chữa sốt buồn nôn
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa sốt, buồn nôn, mửa, cháy máu cam, băng huyết, đái ra máu, Ngày dùng 10, 15g dạng thuốc sắc.
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa
Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh
Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt
Màn đất: thanh nhiệt giải độc
Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương
Cỏ gạo: hạt làm thức ăn
Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường
Lan chân rết lá nhọn, thuốc chữa liệt dương
Phần trên của thân không lá, mang hoa nhỏ màu trắng với môi vàng vàng ở tâm, rộng 6mm, dài 8mm, phiến hoa tròn dài
Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn
Cau: chữa khó tiêu đầy trướng bụng
Cây cau là một loại cây thân gỗ cao trung bình, có thể đạt tới 20m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều đốt. Lá cau mọc tập trung ở đỉnh thân, lá chét xếp đều, hình lông chim. Hoa cau mọc thành bông mo, quả cau hình trứng hoặc cầu, khi chín có màu vàng cam.
Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm
Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.
Quả nổ bò: làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét
Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta
Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp
Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp
Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu
Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Liễu: khư phong trừ thấp
Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.