Phật thủ: tác dụng hành khí chỉ thống kiện vị hoá đàm

2018-07-30 01:52 PM

Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin, vỏ quả chứa tinh dầu, vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phật thủ - Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao 3 - 4m, có gai. Lá hình trứng, chóp hơi tròn, có khi lõm, gốc thuôn, cuống ngắn. Hoa trắng. Quả dài, vỏ màu vàng sẫm, có nhiều múi chạy dài theo quả, phía ngọn tách ra trông như những ngón tay chụm lại; cùi dày đặc, giòn và có mùi thơm phức.

Cây ra hoa đầu mùa hạ, quả chín vào mùa đông.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Citri Sarcodactylis, thường là Phật thủ (Tay Phật). Hoa, lá và rễ cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Là cây trồng lấy quả dùng trang trí mâm quả ngày tết. Thu hái quả vào mùa thu đông khi quả chuyển sang màu vàng. Thái dọc thành từng miếng một rồi phơi hay sấy khô. Thu hái rễ vào mùa thu. Lá thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin. Vỏ quả chứa tinh dầu. Vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị cay, chua và đắng, tính ấm; có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị, hoá đàm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng trị: Trướng đầy bụng, đau dạ dày. Chán ăn, nôn mửa; Ho dai dẳng có nhiều đờm.

Cách dùng

Cũng sử dụng như Thanh yên.

Liều dùng

3 - 10g cùi quả khô, dạng thuốc sắc hoặc dùng quả ngâm rượu uống.

Đơn thuốc

Viêm dạy dày mạn tính, đau dây thần kinh bụng: Dùng quả tươi 10 - 15g (hoặc 6g khô) ngâm trong nước sôi uống thay trà.

Ho có đờm, viêm khí quản mạn tính: Nhai cùi cả vỏ với nước; hoặc phối hợp với Bán hạ (đã xử lý với gừng), mỗi vị 6g, sắc uống, pha thêm đường kính uống.

Cũng như Thanh yên, ta có thể dùng hoa, lá và rễ thay thế khi không có quả.

Bài viết cùng chuyên mục

Bả chuột, cây có độc diệt chuột

Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm

Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc

Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô

Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp

Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm

Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy

Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt

Đưng mảnh: cây thuốc chữa sốt rét

Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Philippin, Nui Ghinê, Châu Phi, châu Mỹ. Ở nước ta, cây chỉ mọc ở vùng núi.

Nho rừng: chế thuốc chữa bệnh hoa liễu

Quả ăn được, quả chưa chín có vị chua được dùng ở Campuchia thay thế Chanh, giấm làm gia vị các món ăn

Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang

Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau

Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ

Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.

Khoai na: thuốc lợi tiêu hoá

Vị cay, tính nóng, có độc, Củ có tác dụng lợi tiêu hoá, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ, lợi trung tiện.

Nghể đông: tác dụng hoạt huyết

Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.

Nở ngày đất: cây thuốc sắc uống trị ho cảm cúm

Cây có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm tròn rất đặc trưng. Loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và thường mọc hoang ở các vùng đất trống, ven đường.

Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu

Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa

Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ

Mớp lá đẹp, trị viêm khí quản

Ở Trung Quốc, lá, vỏ thân, nhựa mủ dùng trị viêm khí quản cấp và mạn tính. Nhựa mủ dùng ngoài làm thuốc cầm máu

Bìm bìm lá nho, làm mát lợi tiểu

Ở Campuchia, người ta dùng thân dây làm thuốc uống trong và rửa ngoài để trị bệnh đậu mùa và sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chữa đái són đau và bệnh đường tiết niệu

Bí đao, có tác dụng lợi tiểu tiện

Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ Bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng

Bạch đầu nhỏ, cây thuốc trị cảm mạo

Cây thảo sống hằng năm, cao 50, 70cm, phần nhánh từ khoảng giữa, Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng

Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.

Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi

Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không

Bách kim, cây thuốc lợi tiểu

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch

Lan kiếm: thuốc lợi tiểu

Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.

Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo

Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Giẻ có cuống, cây thuốc chữa tê thấp

Có một thứ có rễ được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc chữa tê thấp, mụn nhọt và sốt như các loại giẻ khác