- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng
Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng
Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngoi, Cà hôi, Chìa bôi - Solanum verbascifolium L., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả
Cây nhỡ mọc đứng, cao 2,5 - 5m, với nhánh lá phủ đầy lông len hình sao. Lá xoan thuôn, có gốc dạng góc, chóp nhọn, khác màu, dài 12 - 20cm, rộng 6 - 11cm; cuống lá hình trụ, dài 3 - 5cm. Hoa nhỏ, trắng, thành xim bên hay ở nách lá, có cuống. Quả mọng vàng, hình cầu, hai lần dài hơn đài, đường kính cỡ 6mm.
Hạt có vân mịn, đường kính 2mm.
Hoa tháng 3 - 6, Quả tháng 7 - 10.
Bộ phận dùng
Rễ và lá, hoặc thân cây - Radix et Folium seu Herba Solani Verbascifolii.
Nơi sống và thu hái
Loài của nhiệt đới Á châu, châu Đại Dương và Mỹ châu, có phân bố ở Ấn Độ, Nam và Tây Nam Trung Quốc, Việt Nam. Thường gặp mọc hoang ở miền núi và trung du ở các bãi trống và nương rẫy. Cũng được trồng ở các vườn thuốc; trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái rễ, lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Trong cây có saponin và alcaloid solanin, soladolin, trong lá còn có tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng, sát trùng, chỉ dương, chỉ huyết, hành khí chỉ thống, sinh cơ thu liễm.
Công dụng
Rễ được dùng chữa: Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính. Cũng dùng làm thuốc uống điều kinh và chứng rối loạn niệu đạo.
Lá dùng ngoài trị viêm mủ da, loét, vết đứt, xước, lòi dom, hắc lào, lao hạch. Cũng dùng chữa đái đục và phụ nữ khí hư. Lá tươi giã nát được người Malaixia dùng đắp lên hai bên thái dương chữa nhức đầu. Còn dùng làm thuốc nấu cho trâu bò uống trị sán.
Ở Trung Quốc, có nơi dùng toàn cây chữa ung sang thũng độc, thấp sang đau lưng, gãy xương, ngoại thương cảm nhiễm, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ đau, ngoại thương xuất huyết, trẻ em ỉa chảy, tử cung trệ xuống.
Ở Ấn Độ, người ta dùng cây khô tán bột với nước dùng đắp trị viêm và chữa bỏng lửa tốt.
Ở Malaixia, nước nấu toàn cây dùng làm nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Đơn thuốc
Chữa lòi dom: Lá Ngoi tươi giã nát sao nóng, rịt vào chỗ đau và băng lại, hoặc nướng cháy lá, vo tròn, nhét vào hậu môn.
Chữa tràng nhạc: Lá hoặc quả Ngoi 20g, giã nát với lá Dâm bụt 15g, vỏ rễ hay vỏ thân cây Gạo 20g, đun với nước vo gạo đặc đến khi sền sệt rồi đắp, băng lại.
Chữa hắc lào, lở ghẻ: Lá tươi giã ép lấy nước đặc, bôi.
Bệnh bạch cầu hạt mạn tính (ở Trung Quốc): Ngoi 10 - 15g, nấu sôi và chia ra uống 3 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Nghể hoa đầu, tác dụng giải độc
Vị đắng, cay, tính nóng, có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu
Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ
Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật
Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy
Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.
Đậu rồng, cây thuốc bổ xung vitamin
Đậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng, Nhân dân thường trồng Đậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin
Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt
Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương
Hồng câu: cây thuốc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung quốc, Hồng câu có tên là Câu trạng thạch hộc cũng dùng như Thạch hộc.
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt
Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,
Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng
Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy
Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt
Đơn trà: cây thuốc
Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.
Chóc: dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai
Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt.
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn
Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.
Đơn trâm: cây thuốc
Đồng bào dân tộc gọi cây này là Ta cao và sử dụng rễ hãm nước uống để trục đỉa mén chui vào bụng, kinh nghiệm dân gian này chưa được kiểm tra.
Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao
Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương
Cang ấn: thuốc chữa sốt
Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn
Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai
Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai
Đước xanh, cây thuốc trị đái tháo đường
Thường dùng để nhuộm lưới và thuộc da, Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy. Ở Ân Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường
Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.