Mã đề: tiêu viêm lợi tiểu

2018-01-06 11:02 AM
Cây tươi sắc nước uống chữa huyết áp cao, lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp tính và mạn tính, lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ và mau lành.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mã đề - Plantago major L, thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm cao 15-20cm, có thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống rộng ngắn hơn phiến, phiến hình thìa hay hình trứng, có 2-3 gân hình cung. Hoa nhỏ màu trắng xếp thành bông dài, mọc đứng. Quả hộp nhỏ hình cầu, chứa 6-18 hạt. Hạt nhỏ trong hay bầu dục, to 1 - 1,5mm màu đen bóng.

Mùa hoa quả tháng 5-8.

Bộ phận dùng

Phần cây trên mặt - Herba Plantaginis, thường gọi là Xa tiền thảo và hạt - Semen Plantaginis, thường gọi là Xa tiền tử.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Âu Á ôn đới nay trở thành cây toàn thế giới. Mọc hoang và thường được trồng. Trồng bằng hạt nơi đất ẩm mát và mùa xuân. Vào tháng 7-8, lúc quả chín, thu hái toàn cây đem về phơi khô, đập quả lấy hạt, rồi phơi khô cất dành.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa một glucosid là aucubin hay rinantin. Lá có chất nhầy, chất đắng, caroten, sinh tố C, K, T, acid citric. Trong hạt có nhiều chất nhầy, acid plantenolic, adenin và cholin.

Tính vị, tác dụng

Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, lợi phế, làm long đờm.

Công dụng

Thường dùng chữa: 1. Sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu, viêm thận, phù thũng; 2. Cảm lạnh ho, viêm khí quản; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Viêm kết mạc cấp, viêm gan; 5. Đau mắt đỏ có màng. Dùng toàn cây 15-30g, hạt 5-10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp mụn nhọt.

Ở Thái Lan, toàn cây được dùng lợi tiểu, trị viêm họng và dùng ngoài trị viêm mủ da, sâu bọ cắn và dị ứng.

Cách dùng

Lá sắc hoặc nấu cao uống làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Cả cây nấu cao đặc bôi trị bỏng. (Lấy bông nhúng thuốc đắp lên chỗ bỏng băng lại, mỗi ngày thay 1 lần). Cây tươi sắc nước uống chữa huyết áp cao. Lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp tính và mạn tính. Lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ và mau lành.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng

Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun

Mua tép có mào, tác dụng kháng nham

Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng

Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.

Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống

Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.

Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet

Mí mắt, thuốc trị táo bón

Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh

Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt

Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Hòe lông: cây thuốc trị ỉa chảy

Cây Hòe lông (Sophora tomentosa L) là một loài cây có giá trị dược liệu cao, đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Chiêu liêu: có tác dụng trừ ho

Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột, quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh

Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng

Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.

Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm

Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.

Lấu Poilane: cây thuốc

Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.

Bầu: cây thuốc giải nhiệt

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.

Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn

Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ

Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển

Bông vàng lá hẹp: làm thuốc sát trùng

Gốc ở Brazil, được nhập trồng làm cảnh ở Cần Thơ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở Trung Quốc, người ta sử dụng cây làm thuốc sát trùng, diệt bọ gậy.

Đu đủ: cây thuốc bổ dưỡng

Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu, Đu đủ xanh vị đắng, ngọt, có tác dụng tiêu mạnh, nhưng ăn nhiều thì xót ruột.

Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu

Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.

Dứa sợi gai nhỏ, cây thuốc chiết hecogenin

Lá chứa các steroid sapogenin mà chất chính là Hecogenin, Lá cây chứa saponaza có thể chuyển đổi saponin của củ các loài Dioscorea thành diosgenin

Bưởi: trị đờm kết đọng

Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.