Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm

2018-09-01 05:01 PM
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Qua lâu bao lớn - Trichosanthes bracteata (Lam.) Voigt., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

Mô tả

Thân khoẻ, phân nhánh, dài tới 10m. Lá hình trái xoan rộng hay có dạng như mắt chim, đường kính tới 10cm hay hơn, có lông trăng trắng và thô ráp ở trên, hầu như nhẵn ở dưới, thuỳ 3 - 7, hình tam giác nhọn sắc, có răng, có mũi nhọn cứng, với góc mở, không đạt tới nửa phiến, tua cuốn thường chẻ 3. Cụm hoa đực dài 15cm, nở hoa ở 1/3 trên. Quả tròn, hình trái xoan hay hình quả lê, to bằng quả táo tây, màu đỏ khi còn tươi, màu sẫm khi khô. Hạt nhiều xoan thuôn, nhẵn, hạt có dầu.

Bộ phận dùng

Rễ, quả - Radix et Fructus Trichosanthis Bracteatae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở một số nơi ở phía Bắc.

Thành phần hóa học

Có một chất đắng.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị chát đắng. Rễ và quả có tác dụng làm giảm đau, tiêu viêm, làm ngừng suyễn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả được dùng ở Vân Nam (Trung Quốc) trị suyễn khan, thiên đầu thống viêm mũi. Còn ở Ấn Độ, người ta dùng nó làm thuốc hút hay xông khói trị suyễn và làm thuốc tẩy xổ; dầu thu được khi nấu quả Qua lâu bao lớn với dầu dừa hay dầu gừng dùng đắp vào da đầu được xem như trị được chứng đau nửa đầu và bệnh trĩ mũi.

Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở; còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi; cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu.

Bài viết cùng chuyên mục

Quế: chữa đau bụng ỉa chảy

Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng

Nấm mực, trị vô danh thũng độc

Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bi giá lạnh

Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ

Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun

Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc

Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm

Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.

Ca di xoan, trị bệnh ngoài da

Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da

Cần dại: trị phong thấp

Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.

Kinh giới nhăn: thuốc cầm máu giảm đau

Ở Trung quốc, cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, đau đầu nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính, sản hậu đau bụng, lỵ, ăn uống không tiêu, ỉa chảy.

Mát tơ, trị đau răng

Ở Malaixia, lá dùng chữa đau mắt, còn dùng cho vào răng sâu trị đau răng. Lá dùng hãm uống trị sốt rét, rối loạn tiết niệu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh con

Hồ chi, cây thuốc hoạt huyết thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm

Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc

Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng

Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.

Ngải tiên: khư phong trừ thấp

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.

Cóc kèn chùy dài: cây thuốc có độc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Malaixia và Inđônêxia, ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng, rừng còi vùng đồng bằng Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh

Hòe lông: cây thuốc trị ỉa chảy

Cây Hòe lông (Sophora tomentosa L) là một loài cây có giá trị dược liệu cao, đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương

Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.

Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa

Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da

Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa

Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.

Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại

Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.

Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp

Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.

Lúa mì: chữa ỉa chảy

Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.

Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.

Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư

Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô

Long kên, thuốc băng bó vết thương

Cây nhỡ cao 3m, hoàn toàn nhẵn. Lá dai, xoan tù ở gốc, nhọn mũi và có mũi cứng ở đầu, với mép gập xuống dưới, dài 4 đến 5cm, rộng 18 đến 22mm