- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhội, Quả cơm nguội - Bischoíia javanica Blume (B. trifoliata (Roxb.) Hook. f.), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn cao tới 15 - 20m. Lá kép mọc so le, cuống chung dài, mang 3 lá chét hình trứng, gốc và đầu đều nhọn, lá chét giữa lớn hơn hai lá bên, dài 10 - 15cm, rộng 5 - 6cm; mép lá chét khía răng cưa nông. Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở nách lá, dài 6 - 13cm, cuống chung dài 2 - 3cm. Hoa đơn tính, màu lục nhạt. Quả thịt hình cầu, màu nâu, đường kính 12 - 15mm, mọc thành chùm thõng xuống. Ra hoa tháng 2 - 3, quả tháng 6 - 8.
Bộ phận dùng
Rễ, vỏ thân, lá - Radix, Cortex et Folium Bischofiae Javanicae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản tới Ôxtrâylia. Thường mọc hoang ở rừng thưa, ẩm, ven suối có nhiều ánh sáng. Cũng được trồng làm cây bóng mát. Thu hái lá và ngọn non quanh năm, dùng tươi hoặc hái lá vào tháng 4 - 5 đem phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Lá chứa vitamin C và tanin. Vỏ thân chứa tanin. Hạt chứa một chất dầu khô. Trong 100g lá non có: nước 76,9g, protid 4,1g, glucid 13g, xơ 3,9g, tro 2,1g, caroten 2,6mg, vitamin 30mg.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi cay, chát, tính mát; có tác dụng hành khí hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc.
Công dụng
Quả Nhội ăn được. Ngọn, lá non, thái nhỏ, rửa kỹ, vò qua xào hoặc nấu canh ăn. Lá non cũng dùng để ăn gỏi cá. Lá và ngọn non dùng chữa: 1. Ỉa chảy; 2. Phụ nữ khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa do trùng roi; 3. Mụn nhọt, lở ngứa. Còn dùng chữa răng lợi sưng đau, đau họng.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá cây làm thuốc trị loét.
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương; dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích, viêm phổi, viêm hầu họng và dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa.
Đơn thuốc
Ỉa chảy: dùng 20 - 40g lá khô hay 40 - 60g lá tươi sắc đặc uống.
Khí hư, viêm âm đạo: Lá Nhội 50 - 80g, sắc đặc uống và nấu nước thêm tý phèn để ngâm rửa, có thể nấu cao để bôi.
Dị ứng phát ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước ao tù: Dùng lá Nhội hai phần, Nghể răm một phần, nấu nước tắm khi nước còn nóng và dùng bã xát.
Bài viết cùng chuyên mục
Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc
Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.
Cải đồng: làm dễ tiêu hoá
Cải đồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.
Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược
Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm
Mía dò hoa gốc: chữa xơ gan cổ trướng
Mía dò là một loại cây thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh như sốt, viêm, đau nhức.
Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp
Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se
Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.
Dưa núi, cây thuốc giải nhiệt hạ sốt
Toàn cây có tác dụng bổ chung và trợ tim giải khát, giải nhiệt, hạ sốt. Quả có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu
Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.
Bàn tay ma, cây thuốc chữa thấp khớp
Đồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức
Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt
Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo
Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.
Huỳnh xà: thuốc chữa ban
Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp
Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy
Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.
Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng
Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.
Đậu cộ biên, cây thực phẩm
Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn
Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao
Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.
Kỳ nam kiến: thuốc chữa đau gan
Kỳ nam kiến là một loài thực vật ký sinh, thường bám trên các cây gỗ lớn trong rừng. Củ của cây có hình dạng đặc biệt, nhiều gai nhọn, bên trong chứa nhiều lỗ nhỏ là nơi trú ngụ của kiến.
Mè tré: ôn bổ tỳ thận
Quả thường được dùng như quả cây Ích trí, Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm, Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.
Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày
Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày
Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Cà chua: trị suy nhược
Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết.