- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mã tiền, thông lạc, chỉ thống
Mã tiền, thông lạc, chỉ thống
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mã tiền - Strychnos nux-vomica L, thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đon, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Strychni, được gọi là Mã tiền tử.
Nơi sống và thu hái
Cây của miền Đông Dương và Ân Độ mọc hoang ở vùng rừng núi. Mã tiền mọc tương đối khá ở vùng chân núi tới độ cao dưới 200m.
Đến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Để nơi khô ráo tránh mối mọt. Khi dùng ngâm nước vo gạo 1 đêm ngày (36 giờ) đến khi mềm, cạo bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, bỏ mầm. Thái mỏng sấy khô. Tẩm dầu vừng một đêm đem sao lên cho vàng đậm.
Thành phần hoá học
Hạt Mã tiền có chứa các alcaloid chính là strychnin, brucin và các alcaloid -B-colubrin vomicon, novacin, icagin và loganin. Strychnin là một chất độc.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính hàn, rất độc, có tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết tiêu thũng. Nó tác dụng vào tất cả các cơ quan làm chuyển động nhiều hay ít tuỳ theo liều lượng vào cơ quan như dạ dày, hệ thần kinh, tim. Dùng với liều lượng thích hợp, nó kích thích dây thần kinh, điều hoà sự hoạt động thần kinh, nhất là hệ thần kinh tuỷ. Lại có tác dụng khai vị, giúp sự tiêu hoá.
Brucin cũng là thuốc độc nhưng không mạnh bằng strychnin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Ăn uống không biết ngon, tiêu hoá kém; 2. Phong thấp nhức mỏi tay chân, bại liệt; 3. Trị đau dây thần kinh, liệt do rượu, liệt não do có nguồn gốc tuỷ; 4. Suy nhược thần kinh, suy mòn; 5. Ho lao mạn tính; 6. Đái dầm; 7. Tiêu khí huyết tích tụ trong bụng.
Cách dùng
Người lớn ngày dùng trung bình mỗi lần 0,05g (24 giờ 0,15g). Liều tối đa một lần 0,10g (24 giờ 0,30g). Trẻ em dưới 2 tuổi không dùng. Từ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho 1 tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Còn dùng dạng cao rượu và cồn thuốc. Không dùng quá liều qui định. Người có bệnh di tinh, mất ngủ không dùng.
Dùng ngoài, lấy bột Mã tiền giã ra trộn với dầu xát ghẻ lở ngoài da và làm thuốc diệt chuột. Vỏ cây cũng dùng xức ghẻ lở, phong cùi. Những người bị trúng phong lấy vỏ sắc cho uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Hải anh, cây thuốc hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ
Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ
Kim anh: thuốc chữa di tinh
Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt
Bùng chè: chữa viêm phế quản
Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.
Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
Bạch đàn lá liễu, cây thuốc chữa ho
Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm. Cụm hoa tán ở nách lá
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu
Giáng hương, cây thuốc điều kinh
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch
Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch
Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt
Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan
Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt
Môn bạc hà: làm xuống đờm
Cuống lá có thể dùng làm rau thái ăn sống, nấu với canh chua. Củ Môn bạc hà mài ra đổ cho người bị kinh phong sôi đờm, nhất là ở trẻ em, sẽ làm xuống đờm.
Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.
Mơ tam thể, chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu
Nhân dân ta quen dùng lá Mơ Tam thể để chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu mùi hoặc có sốt, hay đại tiện thất thường, ỉa chảy phân lổn nhổn: người ta lấy lá Mơ Tam thể thái nhuyễn trộn với một quả trứng gà
Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ
Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.
Ké khuyết: thuốc khư phong trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính bình; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Công dụng, Cũng dùng như Ké hoa đào.
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Cau rừng: dùng để ăn trầu
Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang
Cào cào: thuốc sắc uống để điều kinh
Cây mọc trên đất ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai Sapa, Quảng Ninh Kế Bào và Lâm Đồng.
Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt
Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết