Liễu: khư phong trừ thấp

2017-12-29 12:24 PM

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Liễu - Salix babylonica L., thuộc họ Liễu - Salicaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 3-10m, có các cành nhánh mảnh và thõng xuống, màu lục nhạt hay đo đỏ. Lá hình dải thuôn, nhọn hai đầu, có răng cưa mịn và đều, nhẵn, với các lá kèm hình dải, ngọn giáo, nhọn có răng cưa, dài gần bằng cuống lá. Cụm hoa đuôi sóc hình trụ, cũng phát triển đồng thời với lá. Hoa màu vàng. Quả nang mở 2 mảnh.

Bộ phận dùng

Lá, hoa, quả, cành, rễ - Folium, Flos, Fructus, Ramudus, Radix Salicis Babylonicae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Trung Đông, được nhập trồng từ lâu làm cây cảnh ven đường hay ven các hồ, nhất là ở miền Bắc Việt Nam.

Thành phần hoá học

Lá chứa enzym salicinase.

Tính vị, tác dụng

Lá, hoa, quả vị đắng, tính hàn. Cành và rễ khư phong, trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thũng. Lá, hoa vỏ bổ, se, làm mát máu, giải độc. Hạt Liễu có tơ làm mát máu, cầm máu, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong;

Lá, hoa và quả dùng trị mụn nhọt độc, sưng tấy, lở ngứa. Ở châu Âu, vỏ cũng được dùng trị tê thấp, đau dây thần kinh, tẩy giun và sát trùng. Ở Ân Độ, lá và vỏ cây được dùng trị sốt rét gián cách và sốt rét cơn, vỏ được dùng làm thuốc trị giun.

Đơn thuốc

Chữa bị thương gân xương đau nhức, hoặc bị bỏng uất nóng ở trong hoặc phong nhiệt đau nhói chỗ này sang chỗ khác hay tay chân co giật: Dùng cành lá liều 40-60g sắc uống.

Chữa mụn nhọt sưng tấy, dị ứng do sơn ăn lở ngứa: Dùng lá và cành Liễu non 100-150g nấu nước uống và xông rửa.

Chữa nhọt ở vú: Dùng lá liễu giã nát đắp, lúc đầu thấy nóng sau tiếp tục đắp thì bình thường rồi khỏi.

Chữa sâu răng: Dùng cành liễu nấu cao xỉa.

Chữa nôn, khạc ra máu: Dùng nhị hoa liễu sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g.

Chữa trẻ em cam răng thối loét (Cam tẩu mã): Dùng nhị hoa liễu đốt tồn tính (không để chảy ra tro) tán nhỏ với một tý Xạ hương hay băng phiến, xát vào chân răng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngấy: chữa tiêu hoá kém

Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí, thêm sức, giải độc, tiêu phù.

Bìm bìm trắng: điều trị các vết thương rắn cắn

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được nhập vào các xứ nhiệt đới trồng là m cây cảnh. Thường trồng trong một số vườn và có khi gặp phát tán hoang dại. Hoa nở về đêm.

Đậu gạo, cây thực phẩm trị đau bụng

Đậu gạo là cây thức ăn giàu protein cho người, cho gia súc, đồng thời là một cây phân xanh phủ đất, tốt đối với các đồi núi, Cây, lá non và quả non cũng được dùng làm rau ăn

Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng

Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.

Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu

Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau

Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương

Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc

Mùi chó quả mọng, cây thuốc

Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Môn bạc hà: làm xuống đờm

Cuống lá có thể dùng làm rau thái ăn sống, nấu với canh chua. Củ Môn bạc hà mài ra đổ cho người bị kinh phong sôi đờm, nhất là ở trẻ em, sẽ làm xuống đờm.

Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm

Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu

Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết

Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Đa cua: cây thuốc trị vết thương

Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.

Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư

Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Nghể chàm, chữa thổ huyết

Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang

Khoai tây: thuốc chống tăng acid dạ dày

Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh, Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga.

Khồm, thuốc trị trướng bụng

Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang

Cà rốt: trị suy nhược

Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.

Dướng, cây thuốc bổ thận

Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô

Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng

Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.

Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều

Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều