Mướp khía: trị gân cốt tê đau

2018-04-01 10:28 AM
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mướp khía, Mướp tàu - Luffa acutangula (L.) Roxb., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

Mô tả

Cây thảo hằng năm có thân leo dài 3-6m, phân nhánh nhiều, thân to tới 2cm, có nhiều rãnh. Lá đơn mọc so le, màu lục, dạng tim, dài 15-20cm hay hơn tới 30cm và rộng tới 25cm, mép lá có răng to; tua cuốn chia 5 nhánh. Hoa đơn tính, các hoa đực mọc thành chùm, mỗi hoa đều có một lá bắc màu lục; đài hoa màu trắng lục dính nhau ở gốc; các cánh hoa màu vàng sáng, cũng dính nhau ở gốc. Có 5 nhị, một nhị rời và 4 nhị có chỉ nhị dính nhau từng đôi một. Hoa cái mọc đơn độc, có bao hoa như hoa đực; vòi nhuỵ ngắn mang đầu nhuỵ hợp bởi 3 núm có lông mềm màu vàng; bầu dài 3-5cm, đường kính 1cm. Quả lớn h́nh chùy dài 30-40cm, đường kính 7-10cm, có 10 cạnh nhọn dọc theo quả. Hạt chín màu đen, sần sùi.

Hoa mùa hè thu.

Bộ phận dùng

Toàn cây hay chỉ dùng xơ Mướp - Retinervus Luffae Fructus, gọi là Ty qua lạc. Dây, lá và hạt cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Loài của nhiệt đới Á Phi, cũng gặp nhiều ở nước Nam Á, ở Madagascar và được trồng hầu khắp các xứ nhiệt đới. Ở nước ta cũng thường trồng. Thu hoạch quả chín vào mùa hè, mùa thu, lúc vỏ đã bắt đầu có màu vàng và đã có xơ trong ruột, mang về bỏ vỏ, hạt, lấy xơ Mướp phơi khô. Lá và dây thu hái vào hè thu.

Thành phần hóa học

Quả chứa một chất đắng là luffin; còn có các acid amin tự do: arginin, glycin, threonin, acid glutamic, leucin.

Hạt chứa dầu 19,9%; hạt chín chứa các chất đắng; cucurbitacin B, O, C và H. Hạt còn chứa một saponin glucosid, enzym và một dầu cố định; dầu này gây tiết nước bọt, nôn mửa và xổ cho chó thí nghiệm.

Rễ chứa cucurbitacin B và các vết của cucurbitacin C.

Tính vị, tác dụng

Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Lá Mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc.

Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.

Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.

Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Công dụng

Xơ Mướp dùng trị: gân cốt tê đau, đau ngực sườn, bế kinh, sữa không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng; 2. Lá dùng trị ho, ho gà, nắng nóng khát nước vào mùa hè; dùng ngoài trị chảy máu ở các vết thương, ecpet, mảng tròn, chốc lở, bệnh mụn; 3. Hạt Mướp dùng trị ho nhiều đờm, sát trùng, đái khó; 4. Dây dùng trị đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản; 5. Rễ Mướp dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi, dùng nấu nước rửa chỗ lở ngứa chảy nước. Liều dùng: Xơ, lá 10-15g, dây 30-60g, rễ 15-30g, dạng thuốc sắc.

Ở Ân Độ, dịch lá tươi cho vào mắt trị đau mắt hột; lá tươi giã ra đắp tại chỗ trị viêm lách, trĩ và phong hủi.

Bài viết cùng chuyên mục

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho

Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà

Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh

Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi

Ngõa lông: kiện tỳ ích khí

Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong

Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch

Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch

Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn

Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Cam hôi: thuốc trị ho

Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm

Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng

Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng

Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp

Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi

Mô ca, thuốc chữa các vết thương

Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy

Mận: lợi tiêu hoá

Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.

Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích

Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ

Hàm huốt: cây thuốc chữa đau xương

Loài phân bố từ Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình đến Lâm Đồng, Đồng Nai, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cả cây chữa đau xương, cảm.

Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.

Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Muồng trĩn, dùng trị ho

Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân

Kim sương, thuốc trị cảm mạo

Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ

Dung hoa chuỳ: cây thuốc trị phát ban

Quả chiết được dầu thắp, Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết, Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược

Na leo, chữa cam sài

Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ

Náng lá rộng: gây sung huyết da

Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.

Mạ sưa to: dùng làm thuốc đắp

Quả có độc, ở Inđônêxia, các lá thật non và hoa có mùi dễ chịu dùng ăn được, ở Ân Độ, các chồi non và lá cũng được dùng ăn, cây được dùng làm thuốc đắp.

Mò giấy: đắp để làm giảm đau

Cây gỗ cao 6m, có thể tới 12m, cánh có lông ngắn và sít nhau, màu xám hay hay nâu. Lá mọc so le, cách nhau cỡ 2cm, cuống 2cm, phiến lá dạng màng, hình bầu dục.

Móc: chữa đái ra máu

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.