Đậu rồng, cây thuốc bổ xung vitamin

2017-11-07 06:52 PM
Đậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng, Nhân dân thường trồng Đậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu rồng, Đậu khế, Đậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa nách lá, mang 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình 4 cạnh, có 4 cánh, mép khía răng cưa; hạt gần hình cầu, có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hoặc đen).

Bộ phận dùng

Hạt, quả non, củ - Semen, Fructus et Radix Psophocarpi.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Niu Ghi nê, được trồng ở nhiều nước Đông Nam á. Ở nước ta, Đậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam; còn ở các tỉnh phía Bắc chỉ mới trồng ở Vĩnh Phú, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải Hưng phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn cả. Đậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam, còn ở phía Bắc nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt trên 1 tấn/ha.

Thành phần hoá học

Hạt Đậu rồng có hàm lượng protein rất cao và cũng chứa dầu béo tương tự dầu đậu tương. Nó chứa 32 - 36% protid, 13 - 17% lipid, 26 - 33% glucid, và nhiều acid amin như lysin, metionin, cystin. Lượng calcium cao hơn hẳn so với Đậu nành và Lạc, Củ Đậu rồng chứa nhiều chất bột và đường, cho nên có vị hơi ngọt, đặc biệt là protid, tới 20% trọng lượng khô, cao hơn hẳn so với các loại củ khác như Sắn. Khoai lang, Khoai tây, Khoai sọ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Đậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Đậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin. Người ta dùng quả Đậu rồng non luộc chín ăn trong các bữa ăn chay hoặc xào ăn ngon như quả Đậu cô ve, hoặc để sống ăn với mắm, cá kho. Lá non và nụ hoa cũng giàu protein và vitamin, cũng được dùng ăn sống, hoặc luộc hay nấu canh, và thường trộn lẫn với các loại rau sống khác. Củ Đậu rồng có thể ăn sống nhưng thường dùng nấu chín ăn, có giá trị góp phần giải quyết tình trạng thiếu protein. Hạt Đậu rồng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các cháu bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Điều có ý nghĩa nhất là loại bột chế từ hạt Ðậu rồng có thể thay thế sữa ðể chữa bệnh suy dinh dýỡng, bệnh bụng ỏng của trẻ em do ðói protein. Ðậu rồng còn được dùng làm thuốc chữa đau mắt, đau tai, mụn có mủ, bướu.

Bài viết cùng chuyên mục

Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản

Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.

Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt

Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ

Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ

Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này

Đại kế: cây thuốc tiêu sưng

Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.

Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai

Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức

Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược, Củ Thược dược hoa đỏ Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược

Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp

Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.

Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Ngải cứu: tác dụng điều kinh

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng

Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa

Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.

Cần dại: trị phong thấp

Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.

Mướp: thanh nhiệt giải độc

Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.

Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm

Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu

Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau

Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.

Đơn trà: cây thuốc

Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp

Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.

Quyển bá móc: tác dụng thanh nhiệt giải độc

Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm, dùng dần, vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc

Gừa: cây thuốc trị cảm mạo

Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.

Muồng hai nang, kích thích làm thức

Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân