- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ba gạc An Độ thuộc - Rauvolíía serpentina (L) Benth ex Kurz, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 40 - 60cm, ít nhánh, rễ to, vỏ rễ có nhiều vết nứt dọc, mủ trắng.
Lá chụm 3, phiến bầu dục thon không lông, gân phụ 8 - 9 cặp. Cụm hoa chuỳ; cuống đỏ; hoa trắng, phía ngoài hồng, đài có 5 răng, cao 2mm; ống tràng phụ ở 1/3 trên nơi dính của các nhị; có đĩa mật; bầu không lông.
Quả hạch đỏ rồi đen, to cỡ 5 - 7mm, nhân dẹt.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Rauvolíiae serpentinae. Có khi còn dùng lá. Nơi sống và thu hái: Loài có gặp mọc hoang ở Kontum và Đắc Lắc nhưng trữ lượng không đáng kể; thuộc loài cây quý hiếm của nước ta. Thường được trồng thí nghiệm trong các vườn thuốc. Thu hái rễ vào mùa đông khi cây rụng lá hoặc đầu mùa xuân. Thông thường là chặt thân cành sát gốc, dùng cuốc đào rễ. Rửa sạch đất cát để ráo nước rồi bóc vỏ phơi khô. Ở Ân Độ, người ta thu hoạch rễ ở cây 3 - 4 tuổi, vào mùa thu.
Thành phần hoá học
Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,8 - 1% Alcaloid có ít ở thân (0,3%) nhiều ở rễ (1 - 2%) tập trung ở vỏ rễ nhiều gấp 10 lần so với các bộ phận khác. Rễ chứa chất vô cơ 6 - 7% tinh bột, chất sterol và alcoloid (có đến 28 chất) thuộc 4 nhóm khác nhau (ỵohimbin, heteroyohimbin, serpagin và ajmalin).
Cây mọc ở Đắc Lắc có khả năng cho 10g vỏ rễ khô và chứa alcaloid toàn phần là 3,3% ở vỏ rễ. 0,275% ở lõi rễ, 0,975% ở thân lá. Từ vỏ rễ đã chiết tách được reserpin 0,04%, ajmalin 0,5%.
Tính vị, tác dụng
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột. Ở Trung Quốc, người ta cho là rễ và lá có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ Ba gạc Ân Độ được dùng chữa huyết áp cao dưới hình thức bột, cao lỏng và alcaloid chiết dùng riêng. Reserpin thường được chế thành viên 0,1mg hoặc 0,25mg cho uống mỗi lần 1 viên 0,1 mg, ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Liều tối đa mỗi lần là 1mg, một ngày là 5mg. Người ta cũng dùng viên Rauvoloid chứa 2mg alcaloid toàn phần, ngày uống 1 - 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên. Còn loại viên Raudicin dập từ bột rễ chứa 50 - 100mg, liều dùng trung bình hàng ngày là 200 - 400mg.
Bài viết cùng chuyên mục
Hồi, cây thuốc trị nôn mửa và ỉa chảy
Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đau xuyên bụng dưới lên, Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá
Lõi thọ: trị rắn cắn và bò cạp đốt
Lõi thọ (Gmelina arborea Roxb.) là một loài cây gỗ lớn thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, gỗ cứng, bền, dễ gia công nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ.
Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu
Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Ô đầu: trị nhức mỏi chân tay tê bại đau khớp
Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập
Mùi tàu: tiêu thức ăn giải độc chất tanh
Mùi tàu, hay còn gọi là rau mùi tàu, ngò tàu, ngò gai, với tên khoa học Eryngium foetidum L., là một loại cây thảo mộc thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).
Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết
Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.
Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết
Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm
Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ
Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau
Mộc thông: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Tất cả các bộ phận của cây đều có vị chát, tính nóng. Lá có hoạt chất gây phồng da, làm cho viêm tấy, gây loét. Ở Trung Quốc, cây được xem như kích thích ngũ quan và các khiếu.
Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn
Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh
Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu
Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ
Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho
Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh
Muỗm: dùng chữa đau răng
Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm
Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau
Mâu linh: chống co giật
Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.
Hành biển, cây thuốc trợ tim, lợi tiểu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm
Đậu mỏ nhỏ: cây thuốc gây sẩy thai
Loài liên nhiệt đới, mọc trên đất có cát, dọc các đường đi, ở vĩ độ thấp và trung bình, có gặp ở Bình Thuận.
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Gòn, cây thuốc chữa bệnh tiết niệu
Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh
Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng
Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu
Mũi mác: thanh nhiệt giải độc
Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương
Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau