- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu
Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu
Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đuôi chồn tóc, Đuôi chó - Uraria crinita (L.) Desv, ex DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao tới 1,5m. Lá có 3 - 5 lá chét hình trái xoan dài, tròn ở gốc, nhọn dần lại và tù, có mũi cứng ở đầu, nhẵn, sáng bóng, thường có vân trắng ở mặt trên, nhạt màu và hơi có lông mềm ở mặt dưới. Hoa màu tim tím, xếp thành chùm ở ngọn, hình trụ, dạng bông, dài 15 - 20 cm, rộng 20 - 30mm. Quả đậu đen bóng, có 3 - 5 đốt, đường kính 3mm.
Ra hoa vào tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Urariae Crinitae.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Viễn Đông. Khá phổ biến khắp nước ta, thường thấy trong các thảm cỏ cây bụi khô, rừng tre từ Lào Cai đến Lâm Đồng; Vũng Tàu cho tới Tây Ninh. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá có thể dùng làm rau ăn. Cây được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, ho; 2. Bệnh giun chỉ và sốt rét; 3. Trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng; 4. Nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra máu và các vết thương chảy máu. Liều dùng 30-50g, dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai kiêng dùng.
Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy. Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh. Ở Inđônêxia, người ta dùng toàn cây chữa lỵ, ỉa chảy, lá lách sưng to, đau gan, rò, mụn mủ, bướu. Ở Ân Độ, lá giã ra dùng ngoài đắp vào người khi bị sưng lách, sưng gan; hoa được dùng làm chế phẩm trị mụn xuất hiện sau bệnh đậu mùa.
Dân gian thường dùng, lá, hoa, rễ giã đắp mụn nhọt. Có tác giả cho là có thể trị tê thấp, bệnh về phổi.
Bài viết cùng chuyên mục
Ô đầu: trị nhức mỏi chân tay tê bại đau khớp
Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Cậm cò: điều kinh dịch
Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm thuốc chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức
Bìm bìm ba thuỳ, dùng đắp trị đau đầu
Cây mọc ở bờ rào, lùm bụi ở đồng bằng tới độ cao 700m, khắp nước ta. Cành mang hoa; hoa quả, Có nhựa. Ở Malaixia, lá cây được dùng đắp trị đau đầu
Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng
Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống
Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo
Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.
Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu
Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.
Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da
Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc
Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc
Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau
Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Cào cào: thuốc sắc uống để điều kinh
Cây mọc trên đất ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai Sapa, Quảng Ninh Kế Bào và Lâm Đồng.
Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá
Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp
Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Liễu tường hoa đỏ, thuốc trị ho
Công dụng, chỉ định và phối hợp Cành dùng làm thuốc trị ho, cảm, Ở Trung Quốc, cành lá được dùng trị đòn ngã gẫy xương
Cà vú dê: dùng trị bệnh tràng nhạc
Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị
Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho
Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.
Ngũ gia gai: có tác dụng ích khí kiện tỳ
Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần, thư cân hoạt huyết, khư phong thấp.
Cẩm: tác dụng chống ho
Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng
Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ
Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.
Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy
Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt
Đước xanh, cây thuốc trị đái tháo đường
Thường dùng để nhuộm lưới và thuộc da, Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy. Ở Ân Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường
Ngải lục bình, chữa nóng sốt
Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc
Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp
Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt