- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế
Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bạch đàn chanh, Khuynh diệp sả - Eucalyptus maculata Hool, var, citriodora (Hk, Bailey (E. citriolora Hook), thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Mô tả
Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành, màu lam tươi, dài đến 17cm, chùm hoa ở nách lá, lá đài rụng thành chóp, nhị nhiều. Quả nang, nằm trong đài tồn tại, chia 4 mảnh.
Bộ phận dùng
Tinh dầu - Oleum Eucalypti.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở úc châu, được nhập trồng.
Thành phần hoá học
Lá chứa 0,5 - 2% tinh dầu. Tinh dầu chứa citronelal 60-65%; citronelol 15 - 20%, alcol bậc I quy ra geraniol 11.14%, geranial và các thành phần khác 2%.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Dùng làm thuốc tẩy uế. Tinh dầu Bạch đàn nói chung được dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong một số bệnh ngoài da. Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ô liu, dùng làm thuốc gây sung huyết da để điều trị thấp khớp. Còn dùng làm thuốc trị bỏng, làm thuốc gây long đờm trong trường hợp viêm phế quản mạn tính và hen.
Bài viết cùng chuyên mục
Năng ngọt, thuốc tiêu đờm
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng
Húng cây, thuốc làm dễ tiêu
Thân lá cũng dùng làm thuốc, thường dùng hãm uống coi như làm dễ tiêu, có hiệu quả đối với bệnh đau bụng, nói chung, cây có tác dụng làm thông hơi
Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng
Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.
Cà gai leo, trị cảm cúm
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu
Ba chạc: cây thuốc chữa chốc lở
Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Trong cây có một chất glucosidic, Tính vị, tác dụng, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu
Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít
Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt
Lục lạc mũi mác, cây thuốc
Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng
Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt
Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta
Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu
Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang
Nhài nhăn: trị viêm khớp xương do phong thấp
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp
Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ
Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin
Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập
Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy
Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.
Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn
Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.
Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp
Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo
Nấm tai mèo, dùng ăn sống
Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng
Cải soong: trị chứng ăn mất ngon
Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.
Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em
Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.
Mùi tàu: tiêu thức ăn giải độc chất tanh
Mùi tàu, hay còn gọi là rau mùi tàu, ngò tàu, ngò gai, với tên khoa học Eryngium foetidum L., là một loại cây thảo mộc thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).
Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu
Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác, quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm, bắp chuối dùng ăn gỏi