Móng bò Champion: hoạt huyết

2018-03-19 10:38 AM

Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Móng bò Champion, Quạch đen - Bauhinia championii (Benth.) Benth. (B. bonii Gagnep., B. lecomteiGagnep., B. gnemon Gagnep.) thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Dây leo gỗ dài tới vài mét, nhánh non có lông xám hay hoe. Lá có phiến nguyên hay lõm ở đầu, mặt dưới trắng với lông mềm. Chùm hoa dài 6 -20cm, nụ xoan, cao 3,5-4mm, cánh hoa trắng rộng 2-3mm; nhị sinh sản 3; bầu có cuống có lông. Quả dẹp, mỏng không lông, chứa 2-5 hạt. Có hai thứ với lớp lông xám (var. championii) và lớp lông đo đỏ (var. rubiginosa K.et S S Larsen).

Hoa tháng 9-10.

Bộ phận dùng

Rễ, dây - Radix et Caulis Bauhiniae Champinonii.

Nơi sống và thu hái

Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh. Còn thứ có lớp lông đo đỏ lại gặp ở Hoà Bình, Nam Hà, Ninh Bình. Thu hái rễ dây quanh năm, dùng tươi hay rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng và se, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, khư phong hoạt lạc, trấn tĩnh chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng ở Trung Quốc để trị: 1. Thấp khớp đau nhức gân cốt; 2. Liệt nhẹ nửa người, đau lưng; 3. Đòn ngã tổn thương; 4. Đau dạ dày. Liều dùng 15 -30g sắc nước uống hoặc ngâm rượu.

Đơn thuốc

Thấp khớp đau nhức gân cốt: Móng bò Champion, Từ trường khanh - Cynanchum

paniculatum mỗi vị 15g sắc uống.

Đòn ngã tổn thương: Rễ và dây của Móng bò Champion 30g, sắc nýớc và thêm rýợu uống.

Liệt nhẹ nửa ngýời: Rễ móng bò Champion 30g nấu với rýợu và thịt lợn và ãn cả nýớc và cái.

Ghi chú

Phải thái nhỏ thân cây và đun sôi lâu. Không dùng quá 30g vì quá lượng này dễ gây buồn nôn.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ

Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau

Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc

Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.

Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió

Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió

Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém

Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11

Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ

Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun

Cải thìa: lợi trường vị

Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.

Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ

Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt

Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho

Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm

Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột

Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu

Hoa tím khiêm, cây thuốc nung bạt độc

Được dùng chữa dịch hạch, tràng nhạc, cắn, ghẻ lở, viêm kết mạc, Cũng dùng cho người ốm lao lực nhiều

Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử

Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu

Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa

Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.

Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột

Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc

Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước châu Á, Châu Đại dương nhiệt đới ở biển, Ở nước ta, cây mọc ở vùng biển, gần các rừng ngập mặn từ Bắc đến Vũng Tàu, Côn Đảo

Ô dược Chun: dùng làm thuốc tiêu nhọt

Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Muồng trĩn, dùng trị ho

Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân

Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp

Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương

Niễng: chữa được bệnh về tim

Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp

Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống

Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương

Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng

Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh

Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt