- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm
Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm
Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cải bắp, Bắp cải, Bắp sú - Brassica oleracea L. var. capitata L., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Người Pháp gọi nó là Su (Chon) nên từ đó có những tên là Sú, hoặc các thứ gần gũi với Cải bắp như Su hào, Súp lơ, Su bisen.
Mô tả
Cây thảo có thân to và cứng, mang vết sẹo của những lá đã rụng. Lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt hay mốc mốc và có một lớp sáp mỏng, có những lá rộng với một thuỳ ở ngọn lớn, lượn sóng. Vào năm thứ hai cây ra hoa. Chùm hoa ở ngọn mang hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa, cao 1,5 - 2,5cm, 6 nhị với 4 dài, 2 ngắn. Quả hạp có mỏ, dài tất cả cỡ 10cm, chia 2 ngăn; hạt nhỏ cỡ 1,5mm.
Bộ phận dùng
Thân cây trên mặt đất - Herba Brassiae Oleraceae.
Nơi sống và thu hái
Là loài rau ôn đới gốc ở Địa Trung Hải được nhập vào trồng ở nước ta làm rau ăn. Thông thường có 3 loại hình. Cải bắp bánh dày, tròn và nhọn. Cải bắp cuốn là cây ưa nắng, không chịu bóng râm, nhất là trong giai đoạn phát triển ban đầu. Nhiệt độ trên 25oC không thích hợp, nhiệt độ cao liên tục sẽ làm rễ yếu, cây giống ra hoa dị dạng. Cải bắp có 4 thời kỳ sinh trưởng: cây non 5 - 6 lá trong 22 - 30 ngày, hồi xanh tăng trưởng 2 ngày; trải lá cuốn bắp 20 - 25 ngày, cần nhiều nước và phân; thời kỳ cuốn đến khi thu hoạch 10 - 15 ngày. Ở Việt Nam, cải bắp được trồng ở miền Bắc vào mùa đông làm rau ăn lá quan trọng trong vụ này; cũng được trồng ở Cao Nguyên miền Trung như ở Đà Lạt; còn ở Nam Bộ, trong những năm sau này, do cải tiến về giống nên Cải bắp được trồng khá nhiều và bà con quen gọi là Cải nồi.
Thành phần hóa học
Người ta đã biết thành phần của Cải bắp: nýớc 95%, protid 1,8%, glucid 5,4%, cellulose 1,6%, tro 1,2%, phosphor 31mg%, calcium 4,8mg%, sắt 1,1mg%, magnesium 30mg%. Lýợng vitamin C trong Cải bắp chỉ thua Cà Chua, còn nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với Khoai tây, Hành tây. 100g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50 calo.
Tính vị, tác dụng
Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cải bắp thường được dùng làm rau để chế biến các loại thức ăn như rau luộc, rau xào với thịt nạc và tôm như các món xào khác, nấu canh thịt; cũng dùng làm nộm, muối dưa ăn xổi như muối dưa cải gia thêm tỏi, rau răm, đường, muối; cải bắp muối xổi ăn giòn, hơi mặn, hơi chua, thơm mùi rau răm, tỏi. Khi có nhiều thì đem muối vào khạp chứa muối và phèn chua, rồi ngâm trong một vài tuần thì cải bắp sẽ chua và ăn được. Người ta còn nhồi thịt lợn nạc băm nhỏ vào các lá Cải bắp để hầm nhừ, hoặc dùng các Lá Cải bắp cuốn thịt nạc để vào xửng mà hấp. Cải bắp đã được sử dụng làm thuốc ở châu Âu từ thời Thượng cổ. Người ta đã gọi nó là "Thầy thuốc của người nghèo".
Ngày nay, người ta đã biết nhiều công dụng của Cải bắp. Trước hết, nó là loại thuốc trị giun tốt. Dùng đắp ngoài để tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương độc, đồng thời là loại thuốc trừ sâu bọ đốt (ong, ong vò vẽ, nhện...). Còn là loại thuốc dịu đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh hông (lấy các lá cải bắp rồi dùng bàn là ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau). Nó làm sạch đường hô hấp bằng cách hoặc dùng đắp (trị viêm họng khản tiếng) hoặc uống trong (ho, viêm sưng phổi). Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể một yếu tố quan trọng là lưu huỳnh (S). Nước cải bắp dùng lọc máu. Sau hết, nó là loại thuốc mạnh để chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ. Những người hay lo âu, các thí sinh đi thi, các người bị suy nhược thần kinh, những người mệt mỏi liên miên nên dùng Cải bắp thường xuyên.
Trong thời gian gần đây, người ta đã sử dụng Cải bắp để chữa đau dạ dày, Năm 1948, người ta đã phát hiện trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, cải bắp có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, ruột tá (tá tràng) viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên người ta phải dùng nước ép Cải bắp tươi. Một kg lá Cải bắp tươi sẽ cho ta từ 500ml tới 700ml nước ép; nếu giã lấy nước cốt thì được 350 - 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1000ml chia làm 4 - 5 lần uống (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng hai tháng, thấy có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm. Có thể dùng lọ sành, lọ thuỷ tinh hoặc xoong tráng men đựng nước cải bắp cất vào tủ lạnh để uống dần. Nhưng không được để trong tủ lạnh quá hai ngày đêm vì các vitamin dễ bị phân huỷ.
Bài viết cùng chuyên mục
Mỵ ê, thuốc trợ tim
Có tác dụng trợ tim, làm dịu kích thích tim và lợi tiểu. Hạt dùng chiết ouabaine làm thuốc trợ tim. Người ta chế thành thuốc tiêm ống 0,25mg, tiêm mạch máu
Hoàng đằng: cây thuốc trị sưng viêm
Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.
Móng bò trở xanh: trị bệnh sốt
Cây mọc ở các rừng thưa có cây họ Dầu ở vùng thấp, ở những nơi không quá khô, gặp nhiều ở núi đá vôi, từ Hoà Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tới Ninh Bình, Bình Thuận.
Me, thanh nhiệt, giải nắng
Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông
Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.
Kim phượng, thuốc trị sốt rét
Lá thường dùng trị sốt rét nặng và xổ, Dùng hãm uống có thể gây sẩy thai, Vỏ cũng dùng gây sẩy thai, rễ dùng trị thổ tả, dùng uống trong để lợi kinh
Hoa tiên, cây thuốc bổ
Người ta dùng rễ và lá làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng
Dũ dẻ trơn, cây thuốc bổ huyết
Hoa thơm, có thể dùng để sản xuất nước hoa, Quả chín ăn được, Vỏ thân có khi dùng để ăn trầu, Lá nấu nước uống giúp tiêu hoá tốt
Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ
Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị
Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.
Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng
Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo
Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.
Nghệ bụi: khư phong lợi thấp
Nghệ bụi và nghệ phù (Polygonum caespitosum Blume) là một loại cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven suối, hoặc các khu vực có độ cao thấp.
Nam sa sâm: trị ho ra máu
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.
Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa
Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh trục ứ, dùng ngoài đắp mụn nhọt lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn.
Bí ngô: tác dụng bổ dưỡng
Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim.
Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng
Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh
Cẩu tích: chữa nhức mỏi chân tay
Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Hồng bì rừng, cây thực phẩm
Thành phần hóa học, Lá, vỏ quả, vỏ thành đều chứa tinh dầu, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được có vị chua
Gừng gió, cây thuốc tán phong hàn
Thường dùng trị trúng gió, đau bụng, sưng tấy đau nhức, trâu bò bị dịch, Ngày dùng 20, 30g dạng thuốc sắc; thường phối hợp với các vị thuốc khác
Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích, Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Đậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em