Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng

2017-11-09 06:34 PM

Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đơn nem, Đơn răng cưa - Maesa perlarius (Lour) Merr, (A sinensis A DC.), thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.

Mô tả

Cây bụi thẳng cao 1 - 3m; nhánh non, mặt dưới lá, cuống lá và cụm hoa có lông mịn. Lá hình bầu dục dài, hơi nhọn hay gần tròn ở gốc, thót nhọn và có mũi sắc ở đầu, có răng ít ở 2/3 trên, mỏng dạng màng, dài 6 - 11cm, rộng 2,5 - 5cm, mặt trên lục đậm, mặt dưới lục vàng, gân phụ 6 - 9 cặp. Cụm hoa chùm kép ở nách lá. Hoa màu trắng rộng 4mm; ống tràng bằng đài; 5 nhị. Quả hình trứng có vòi nhuỵ và lá đài tồn rộng cỡ 4mm, màu trắng vàng, có vỏ quả giữa nạc. Hạt nhiều dài 0,5mm, màu đen, sần sùi, có gai.

Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 8 - 11.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Maesae Perlarii

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ởnước ta, cây mọc nhiều ở miền Bắc cho tới Thừa Thiên - Huế, thường gặp ở các đồi núi, dọc đường đi ven các rừng. Khi dùng thu hái cành lá, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu thũng, tiếp cốt, khư hủ sinh cơ, chống ho.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng. Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè. Thường được dùng làm thuốc trị 1. Đòn ngã tổn thương; 2. Dao chém; 3. Mụn nhọt sưng lở, viêm mủ da; 4. Ho và các bệnh đường hô hấp. Có thể dùng cây khô sắc uống hoặc dùng cây tươi giã đắp ngoài. Nhân dân thường dùng lá Đơn nem tươi nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để đỡ đau lưng mỏi gối. Người ta cũng dùng lá và rễ ngâm rượu uống để trừ giun.

Đơn thuốc

Chữa vết thương, chấn thương, giã cây tươi thêm rượu đắp chỗ đau.

Viêm mủ da: Giã cây tươi đắp và nấu nước rửa.

Bài viết cùng chuyên mục

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Chìa vôi Java: dùng trị bệnh mày đay

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại

Mắt trâu nhỏ: xoa đắp trị ghẻ

Lá kép lông chim lẻ, lá chét 7 đến 13 hình ngọn giáo rất không cân ở gốc, thon dài thành mũi nhọn sắc, mép hơi khía lượn, mặt trên phủ lông nằm rất ngắn, chỉ hơi rô ở phiến.

Lưỡi mèo tai chuột, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc phổ biến ở các miền núi trung du và đồng bằng khắp nước ta, thường bám trên các cây gỗ hay bất kỳ cây gì có bề mặt ẩm ướt, trên các vách đá

Lục thảo, thanh nhiệt giải độc

Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm

Phương dung: chữa bệnh sốt cao

Cũng dùng như các loài Thạch hộc chữa bệnh sốt cao, thương tổn bên trong cơ thể, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bị bệnh

Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu

Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu

Nho: trị thận hư đau lưng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng

Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần

Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày

Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương

Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su

Lạc địa, thuốc giải độc

Thường được trồng làm cây phủ đất trong các đồn điền. Cũng dùng được làm thức ăn gia súc. Đồng bào dân tộc ở Bắc Thái dùng toàn cây chữa phù thận

Gai dầu, cây thuốc trị huyết hư

Dùng trị huyết hư, tân khụy trường táo tiện bí, Dùng tốt cho chứng táo bón kéo dài ở người già và phụ nữ bị đại tiện sau khi đẻ

Đa cua: cây thuốc trị vết thương

Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.

Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu

Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.

Kim quất, thuốc trị bệnh đường hô hấp

Quả dùng làm mứt, nấu trong xirô, ngâm rượu, lá dùng trị bệnh đường hô hấp, Ở Inđônêxia, lá dùng đắp vào cơ thể để trị ỉa chảy, đau bụng và bệnh ngoài da

Cần tây: chữa suy nhược cơ thể

Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.

Bạch truật: cây thuốc bổ

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.