Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc

2018-08-23 09:56 AM
Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cỏ đậu hai lá, Lưỡng diệp - Zornia cantoniensis Mohlenbrock, thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo sống dai có gốc phình dạng củ, phân cành từ gốc.

Cành trải ra nhiều hay ít rồi mọc đứng lên, dạng sợi, nhẵn. Lá có 2 lá chét hình trái xoan thuôn hay hình dải mũi mác, gốc tròn hay tù, chóp nhọn có mũi lồi ngắn; lá kèm hình mũi mác nhọn. Cụm hoa ở nách, dạng bông thưa, lá bắc cũng có hình dạng như lá kèm nhưng rộng hơn. Hoa màu vàng; đài chia hai môi, cánh tràng có cựa; nhị một bó, nhụy gần nhẵn. Quả ngăn vách, thắt lại giữa các đốt, có lông và có gai hay không.

Ra hoa vào mùa hạ 4 - 8.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Zorniae Cantoniensis.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố rộng ở Trung Quốc, ở Việt Nam và ở Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp trên các bãi vùng đồng bằng ở nhiều nơi, từ Bắc Thái, Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An.. đến Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận... Thu hái cây vào mùa hè và mùa thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu ứ và tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng trị 1. Cảm mạo, viêm kết mạc, viêm họng; 2. Viêm gan, vàng da; 3. Viêm dạ dày ruột cấp, viêm ruột thừa cấp; 4. Viêm vú cấp; 5. Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng. Liều dùng 15 - 30g. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp trị đòn ngã tổn thương, nhọt, viêm mủ da và rắn độc cắn. Dùng rễ đốt thành than có thể đắp làm tiêu tan ung nhọt, trị đinh độc. Người ta còn dùng cả cây để làm thuốc chữa chứng sởi.

Ghi chú

Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh.

Bài viết cùng chuyên mục

Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương

Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.

Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.

Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm

Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi

Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.

Quạ quạ: cây giống mã tiền

Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng

Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết

Hổ vĩ xám: thuốc chữa sốt nóng khát nước

Alcaloid trong rễ có tác dụng trên hệ tim mạch tương tự như Digitalin, nhưng không mạnh bằng, lại có tác dụng nhanh và thải trừ nhanh hơn.

Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng

Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác, Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém

Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản

Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.

Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi

Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.

Đắng cay, cây thuốc tán hàn

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá

Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu

Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi

Đuôi công hoa đỏ, cây thuốc chữa ho

Cũng như Đuôi công hoa trắng, dùng làm thuốc chữa ho, chữa hắc lào, tê thấp, bệnh liệt, khó tiêu, trướng bụng

Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu

Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu

Lá buông cao, cây thuốc

Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu

Khoai nưa: thuốc hoá đờm

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Bạch cập, cây thuốc cầm máu

Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn

Ba bông: cây thuốc chữa khô da

Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.

Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết

Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Nghệ rễ vàng: tác dụng lợi mật

Nghệ rễ vàng được dùng trị thiểu năng gan và sung huyết gan vàng da, viêm túi mật, viêm ống mật, bí tiểu tiện, sỏi mật, tăng cholesterol

Ngõa khỉ: khư phong lợi thấp

Ở Campuchia, gỗ cây màu xám, có vân nâu, dễ gãy, dùng làm thuốc hút như thuốc lá, khói thuốc thoát ra được xem như là thuốc trị đường mũi

Nhọc: cây thuốc trị ban

Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này