Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức

2018-03-19 10:30 AM

Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mỏ quạ, Vàng lồ, Hoàng lồ - Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner (Vanieria cochin- chinenssis Lour.), thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Mô tả

Cây bụi, sống tựa, có cành dài mềm, thân có nhựa mủ trắng như sữa. Vỏ thân màu xám có nhiều lỗ bì màu trắng. Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, h́nh trứng thuôn, dài 3-8cm, rộng 2-3,5cm, gốc nhọn, nhẵn bóng ở mặt trên; cuống lá mảnh, có lông. Cụm hoa h́nh đầu, đơn tính, khác gốc, mọc ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả nạc h́nh cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu vàng; hạt nhỏ.

Ra hoa tháng 4-5 có quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng

Rễ và lá - Radix et Folium Maclurae Cochin- chinensis.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở các nước nhiệt đới Á châu, Đông Phi châu, Úc châu. Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường và được trồng làm hàng rào từ Lào Cai, Vĩnh Phú đến Quảng Trị, Lâm Đồng và Đồng Nai. Thu hái quanh năm, rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá thu hái quanh năm, bỏ cuống, dùng tuơi hoặc nấu cao.

Thành phần hóa học

Rễ và lá chứa flavonoid, tanin pyrocatechic và acid hữu cơ.

Tính vị, tác dụng

Vị hơi đắng, tính hơi mát, có tác dụng hoạt huyết khư phong, thư cân hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc. Liều dùng: 12-40g dạng thuốc sắc. Cũng thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lá có thể dùng cho tằm ăn và dùng chữa các vết thương phần mềm.

Ở Thái Lan, người ta còn dùng gỗ trị sốt mạn tính làm thuốc bổ và trị ỉa chảy.

Đơn thuốc

Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Mỏ quạ 40g, Dây Rung rúc 30g, Bách bộ và Hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g sắc uống.

Chữa kinh giản, lên cơn hằng ngày hay 3-4 ngày phát một lần: Dùng Mỏ quạ, hạt Cau, Thảo quả, mỗi vị 20g sắc uống (theo Hoạt nhân toát yếu).

Chữa vết thương phần mềm (theo kinh nghiệm của cụ lang Long ở Hải Hưng): lá Mỏ quạ tươi, lấy về rửa sạch bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Mỗi ngày dùng lá Trầu không nấu nước, pha thêm một cục phèn 8g hoà tan rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3 -5 ngày là khỏi. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp hai bên dính lại ngày làm một lần. Nếu vết thương thịt chậm đầy, lâu kéo miệng thì dùng lá Mỏ quạ tươi với lá Bòng bong, hai vị bằng nhau giã đắp và thay thuốc sau khi rửa vết thương mỗi ngày một lần như trên. Sau 3-4 ngày thì giã thêm lá Hàn the, ba thứ bằng nhau giã đắp và thay thuốc 3 ngày một lần để vết thương mau lên da non và gom miệng.

Sau 2-3 lần băng với ba vị thuốc trên, dùng thuốc bột chế với phấn cây Cau (sao khô) 20g, phấn cây Chè (sao khô) 16g, Bồ hóng 8g, Phèn phi 4g tán rắc vết thương rồi để yên cho đóng vẩy và róc thì thôi.

Bài viết cùng chuyên mục

Cối xay: cây thuốc thanh nhiệt giải độc long đờm

Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu, lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích.

Lục lạc mũi mác, cây thuốc

Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng

Cải kim thất, chữa phong thấp

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng

Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm

Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.

Cóc kèn chùy dài: cây thuốc có độc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Malaixia và Inđônêxia, ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng, rừng còi vùng đồng bằng Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh

Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu

Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê

Lan trúc, thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Đông Nam Ân Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng

Đại kế: cây thuốc tiêu sưng

Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.

Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa

Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Bạc thau đá, cây thuốc trị ho

Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông

Máu chó: thuốc chữa ghẻ

Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.

Muồng chét, chữa loét niêm mạc mũi

Ở Campuchia, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Hoa dùng hãm hay sắc uống chữa sốt và lọc máu. Gỗ và lá dùng trị nấm ngoài da. Rễ dùng sắc uống trị kiết lỵ

Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích

Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.

Nưa chân vịt: cây thuốc điều hoà kinh nguyệt

Cây mọc ở một số nơi ở miền Nam nước ta tại Kiên Giang Phú Quốc, Hà Tiên và Bà Rịa Vũng Tàu Côn Đảo

Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác

Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng

Mướp sát: chữa táo bón

Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Cánh diều: uống chữa nhức mỏi

Nhân dân dùng rễ sắc uống chữa nhức mỏi, da thịt tê rần, gân xương khớp đau nhức và bại liệt. Thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác

Lan gấm, thuốc tiêu viêm

Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu

Mã đề kim: thanh nhiệt tiêu viêm

Mã đề kim là một loài cây thân thảo thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae). Cây có kích thước nhỏ, lá tròn, mọc sát mặt đất, tạo thành một thảm xanh mướt.

Ké lông, thuốc giải biểu thanh nhiệt

Được dùng trị cảm mạo do phong nhiệt, đái dắt. Rễ dùng trị mụn nhọt lớn, Lá dùng trị lỵ, đòn ngã dao chém

Nô: cây thuốc đắp chữa ngón tay lên đinh

Loài của Đông Nam Á và châu Đại Dương, có phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và Malaixia

Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Quyết vòi voi: cây thuốc uống hạ sốt

Lá cao 60cm, cuống có vẩy ở gốc, phiến mang lá chét mỏng, dài 0 đến 12cm, mép có răng, gân phụ làm thành ổ hai bên