Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

2017-11-11 12:08 PM
Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ghi trắng - Viscum album L., thuộc họ Ghi - Viscaceae.

Mô tả

Cây bụi ký sinh, có gốc dày, với nhánh dài 10-60cm, phân nhánh lưỡng phân, có đốt, màu lục, hình trụ, rễ đôi. Lá mọc đối, thuôn, tù và có rãnh ở gốc, dai, màu lục. Hoa nhỏ màu vàng, thành ngù rẽ đôi ở ngọn. Quả mọng trăng trắng, hình cầu to 7 x 8mm, đầu có bao hoa tồn tại thành bốn sẹo. Hạt dẹp thẳng.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Heba Visci.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Âu châu và Á châu ôn đới, bắc Phi châu. Ở nước ta, chỉ mới biết có một thứ (var. meridianum Dans.) ở núi cao Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái cành lá quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa đông, thường dùng tươi hay sấy khô ở nhiệt độ dưới 45 độ.

Thành phần hoá học

Lá chứa 8-10% nước, 8 - 10% chất khoáng. Còn có nhiều hoạt chất. Cây chứa arsen; acetyl choline, propionyl- choline, choline acid oleanolic và 1 rượu nhựa. Còn có histamin, các dẫn xuất triterpen; viscol a và b một saponosid bởi sự thuỷ phân của acid oleanolic. Viscotoxin được tìm ra năm 1948 là một chất độc peptid có tới 11 aminoacid khác nhau, còn có toxomalin và macromalin. Quả chứa chất nhầy, sáp, gôm, chlorophylle, các muối K, Ca, Mg và oxyt sắt.

Tính vị, tác dụng

Ghi khi tươi không có mùi, nhưng khi khô có mùi khó chịu, vị chát và đắng. Quả có tác dụng nhuận tràng bổ, kích dục, lợi tiểu, trợ tim. Histamin tham gia vào việc làm giảm huyết áp, gây cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Có thể làm hạn chế sự phát triển của một số u bướu nhưng phải đặt trực tiếp lên trên hoặc trong u. Cây cũng có tác dụng điều hoà và bổ trong các bệnh về tim. Nước chiết cây làm tê liệt các thần kinh cảm giác và vận động.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai. Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn. Cũng dùng chữa u bướu nhưng phải theo dõi thường xuyên. Người ta thường dùng dưới dạng bột (1 - 2g) hay chiết xuất lỏng (0,05 - 0,2g) khi nghiền trong rượu trắng. Nếu dùng với liều cao, sẽ có độc đối với tim và có thể gây ngưng tâm thu.

Bài viết cùng chuyên mục

Mè đất nhám, chữa cảm sốt

Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng

Hương bài: thuốc trị lở ngứa sài ghẻ

Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ, Thông thường người ta dùng rễ Hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm.

Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Cẩm thị: gây ngứa da

Cẩm thị (Diospyros maritima) còn được gọi là Vàng nghệ, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Là một cây gỗ mọc ở vùng rừng phía Nam Việt Nam . Quả của cây được dùng để duốc cá, còn vỏ cây gây ngứa da.

Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương

Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết

Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy

Khổ sâm, thuốc chữa lỵ

Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh

Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan

Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ

Nghể râu: bạt độc sinh cơ

Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn

Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy

Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Lương xương: trị lỵ và trục giun

Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa thuốc gọi là Maha Neaty dùng trị sốt có hiệu quả.

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da

Fovepta, ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B

Liều vắc xin đầu tiên nên được tiêm cùng ngày với immunoglobulin người kháng viêm gan B, tiêm vào 2 vị trí khác nhau. Ở những bệnh nhân không có biểu hiện đáp ứng miễn dịch

Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết

Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc

Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu

Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Mỏ chim, có thể gây sẩy thai

Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài

Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng

Đầu nưa: cây thuốc trị nọc rắn

Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Thảo cầm viên và các vườn cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Kim điệp, cây thuốc

Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc

Gõ mật, cây thuốc trị ỉa chảy và lỵ

Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ

Dưa gang tây: cây thuốc trị sán

Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.

Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng

Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng