- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng liên - Coptis chinensis Franch., thuộc họ Hoàng liên - Ranunculaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 40cm; thân rễ phình thành củ dài, đôi khi phân nhánh có đốt ngắn. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình 5 góc, thường gồm ba lá chét; lá chét giữa có cuống dài hơn, chia thuỳ dạng lông chim không đều; các lá chét bên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn; cuống lá dài 8-18cm. Cụm hoa ít hoa; hoa nhỏ màu vàng lục; 5 lá đài hẹp, dạng cánh hoa; 5 cánh hoa nhỏ hơn lá đài; nhị nhiều, khoảng 20; lá noãn 8 - 12, rời nhau cho ra những quả đại dài 6 - 8mm, trên cuống dài.
Mùa hoa tháng 2 - 4, mùa quả tháng 3 - 6.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Coptidis; thường có tên Hoàng liên Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở độ cao 1300 - 1400m ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang và trên 1.500m ở Sapa tỉnh Lào Cai, trong rừng kín thường xanh. Ta cũng đã gây trồng để nhân giống bằng hạt hoặc bằng tách khóm. Thu hoạch Hoàng liên vào mùa đông (tháng 11 - 12), lấy rễ củ làm dược liệu. Đào rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ và gốc thân, phơi hay sấy khô. Khi dùng rửa sạch, ủ đến mềm, rồi thái mỏng, phơi trong râm cho khô để dùng sống hoặc tẩm rượu sao qua để dùng.
Thành phần hóa học
Người ta đã biết trong thân rễ có berberin, coptisin, palmatin, jatrorrhizin và magnoflorin. Có tài liệu còn cho biết có worenin, columbamin và có alcaloid có nhâ n phenol và alcaloid không có nhân phenol.
Tính vị, tác dụng
Hoàng liên có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp, tả hoả, tiêu sưng, làm sáng mắt. Người ta cũng đã nghiên cứu về các tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm gây bệnh, tác dụng kiện vị, giúp tiêu hoá, chống loét đường tiêu hoá, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng chống viêm v.v...
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã, mất ngủ, hôn mê nói cuồng. Còn dùng trị ung nhọt, sưng tấy, tai mắt sưng đau, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu cam. Ngày dùng 2 - 12g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng cao lỏng Hoàng liên, hay berberin chlorhydrat.
Đơn thuốc
Kích thích tiêu hoá: Bột Hoàng liên 0,5g, bột Đại hoàng 1g, bột Quế chi 0,75g. Các vị trộn đều, chia ba lần uống trong ngày.
Sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách: Hoàng liên, Đại hoàng, Chi tử, mỗi vị 8g, sắc uống.
Lỵ: Hoàng liên tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g; ngày uống 2 lần. Có thể phối hợp với Mộc hương làm bột uống, hoặc phối hợp với Bạch đầu ông, Hoàng bá sắc nước uống.
Đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt: Hoàng liên, Dành dành, Hoa cúc, mỗi vị 8g, Bạc hà, Xuyên khung mỗi vị 4g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần. Hoặc dùng dung dịch Hoàng liên 5-30% làm thuốc nhỏ mắt.
Trẻ em tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi: Hoàng liên mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm.
Ghi chú
Ở Sa pa tỉnh Hoàng Liên Sơn, còn có một loài khác là Hoàng liên chân gà - Coptis quinquesecta Walp. cũng được dùng như loài trên.
Ở Trung Quốc, người ta còn dùng các loài khác như Coptis deltoidea C.Y. Cheng et Hsiaol; C. teetoides C.Y Cheng; ở Trung Quốc và Ân Độ đều dùng loài Coptis teela Wall.
Bài viết cùng chuyên mục
Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt
Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.
Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt
Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng
Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh
Móc bông đơn: nhuận tràng
Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2
Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một, Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai
Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ
Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa
Kim tước chi, thuốc hạ sốt
Hoa và hạt rang lên dùng làm thuốc hạ sốt, lá dùng hãm làm trà uống và vỏ dùng sắc uống, dùng dưới dạng thuốc uống, nước rửa, nước súc miệng
Cốc đá: chế thuốc giảm sốt
Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp
Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ
Mè tré: ôn bổ tỳ thận
Quả thường được dùng như quả cây Ích trí, Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm, Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.
Nho: trị thận hư đau lưng
Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.
Kro: thuốc trị sốt rét
Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.
Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng
Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Nhuỵ lưỡi lá nhỏ: dùng trị sưng amydal cấp tính
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ hoạt huyết, lợi thấp tiêu thũng
Hoa thảo: cây thuốc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.
Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt
Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực
Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.
Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái
Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ
Lá men: thuốc làm men rượu
Người ta cắt các nhánh để lấy lá dùng chế men rượu và trước đây cũng thường dùng xuất sang Trung Quốc.
Me nước, trị bệnh đái đường
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc
Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Dứa sợi: cây thuốc trị lỵ vàng da
Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục.