- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hy thiêm, Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng - Siegesbeckia orientalis L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30 - 40cm hay hơn, có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn; phiến hình tam giác hình quả trám, dài 4 - 10cm, rộng 3 - 6cm, mép có răng cưa không đều và đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống dài 1 - 2cm. Bao chung có hai loại lá bắc; 5 lá ngoài to, hình thìa dài 9 - 10mm, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính; các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bế hình trứng 4 - 5 cạnh, màu đen.
Mùa hoa quả tháng 4 - 7.
Bộ phận dùng
Toàn cây trừ gốc rễ - Herba Siegesbeckiae, thường gọi là Hy thiêm thảo.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của châu Á và châu Đại dương. Ở nước ta, Hy thiêm mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái cây vào tháng 4 - 6 và lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Cắt cây có nhiều lá, loại bỏ lá sâu, lấy phần ngọn dài khoảng 30 - 50cm, đem phơi hay sấy khô đến độ ẩm dưới 12%. Dược liệu còn nguyên lá khô không mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa chất đắng daturosid, orientin (diterpen lacton), 3.7 dimethylquercetin.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xuong.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt. Ngày dùng 8 - 16g dạng thuốc sắc hoặc cao (1 - 3ml) hoặc hoàn tán. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.
Đơn thuốc
Chữa phong thấp hay chân tê bại, buốt xương, lưng gối đau mỏi: dùng Hy thiêm rửa sạch phơi khô, rưới rượu và mật vào, đồ lên rồi phơi, lại tẩm, đồ và phơi 9 lần, sấy khô tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10 - 15g. Hoặc dùng Hy thiêm 50g, Ngưa tất 20g, Thổ phục linh 20g, Lá lốt 10g làm bột uống ngày 3 lần, mỗi lần 10 - 15g.
Chữa sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng hoặc tức đầy không muốn ăn: Dùng Hy thiêm tươi giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống một chén (30ml), uống nhiều thì nôn ra đờm.
Chứa bại liệt nửa người: Cao Hy thiêm uống với máu mào gà (Theo danh y Lê Kinh Hạp, đời Tự Đức).
Chữa tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, Ngưu tất 6g, Thảo quyết minh 6g, Hoàng cầm 6g, Trạch tả 6g, Chi tử 4g, Long đởm thảo 4g, sắc uống ngày một thang, hoặc dùng dạng chè thuốc.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực
Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.
Bù dẻ hoa nhỏ, làm thuốc bổ
Vỏ cây dùng làm thuốc bổ, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa chứng đầy bụng, khó tiêu và chữa đau lưng nhức mỏi
Cáp to: chữa phù và phát ban
Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân
Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt
Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.
Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt
Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng
Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang
Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu
Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau
Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc
Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.
Mè đất nhám, chữa cảm sốt
Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng
Mận rừng: trị ghẻ ngứa
Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.
Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ
Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này
Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt
Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu
Khế tàu, thuốc trị trĩ
Ở Ân độ, thường dùng làm đồ hộp dạng xirô, hoặc dầm mắm, Người ta sử dụng quả dưới dạng món cary dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C
Kro: thuốc trị sốt rét
Các bộ phận khác nhau của cây đều chứa glucosid samadrin, một hoạt chất đắng. Trong vỏ cây có taraxerone, stigmastanone và stigmasterol.
Nấm mụn trắng: gây độc rất mạnh
Để giải độc, vì có các độc tố gây ảo giác nên cấm chỉ định atropin, cần rửa dạ dày, truyền huyết thanh, an thần, chống truỵ tim.
Phương dung: chữa bệnh sốt cao
Cũng dùng như các loài Thạch hộc chữa bệnh sốt cao, thương tổn bên trong cơ thể, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bị bệnh
Gùi da có cánh: cây thuốc có độc
Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.
Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư
Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh
Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.
Bìm bìm vàng: tác dụng thanh nhiệt
Ở Trung Quốc, dùng trị cảm mạo, viêm amygdal cấp tính, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã cây tươi đắp.
Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu
Núc nác: cây thuốc lợi hầu họng chống ho giảm đau
Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp