- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lức, chữa ngoại cảm phát sốt
Lức, chữa ngoại cảm phát sốt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lức, lức cây, Sài hồ nam, Nam sài hồ - Pluchea pteropoda Hemsl; thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao 2-5m, mang nhiều cành ở phía trên. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng.
Bộ phận dùng
Rễ cây và lá - Radix et Folium Plucheae Pteropodae.
Nơi sống và thu hái
Loài có quan hệ với thực vật Trung Quốc, mọc hoang ở vùng nước lợ, và cũng được trồng làm hàng rào. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây con. Rễ có thể thu hái quanh năm. Đào rễ về, bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Thu hái cành mang lá non quanh năm, dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Thành phần hoá học
Trong rễ có tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Lức có vị mặn hơi đắng, tính mát; có tác dụng phát tán phong nhiệt, giải uất. Lá làm toát mồ hôi.
Công dụng
Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông, còn dùng chữa đau mỏi lưng.
Cách dùng
Ngày dùng 8-12g rễ, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác như Mạn kinh, Cam thảo đất, Kinh giới, Tía tô, Kim ngân. Lá và cành non giã nát, thêm ít rượu, xào nóng, đắp nơi đau ở hai bên thận để chữa đau mỏi lưng. Có thể dùng rễ.
Đơn thuốc
Viên giải cảm: Bột lá Lức 6,25g, bột Cam thảo 0,3g, bột Bạc hà 6,25g, Tá dược vừa đủ 100 viên, làm viên. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên. Trẻ em uống nửa liều người lớn.
Trà giải cảm: Cây Lức khô, chặt nhỏ, đóng gói 50g, dùng pha nước uống thay trà.
Sốt nóng mùa hè (bệnh ôn nhiệt) hoặc cảm sốt lúc nóng, lúc rét, khát nước nhức đầu, đắn g miệng, ho, nôn oẹ, dùng: rễ Lức 10g, Sắn dây 12g, Hương nhu trắng 10g, Thanh bì 8g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Mần tưới: tác dụng hoạt huyết
Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Giáng hương, cây thuốc điều kinh
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp
Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An
Canh châu: thanh nhiệt giải độc
Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Long đởm cứng: mát gan sáng mắt
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở trảng cỏ vùng núi Tây Nguyên, Vị đắng, tính hàn; có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giúp tiêu hoá.
Đay, cây thuốc tiêu viêm
Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim
Long đởm: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.
Hậu bì hương: cây thuốc trị mụn nhọt lở ngứa
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng ở Trung Quốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm tuyến vú; dùng ngoài trị bệnh ngứa.
Nghệ: hành khí phá ứ
Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.
Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính
Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.
Mai cánh lõm: dùng nhuộm răng đen
Ở Campuchia khi hơ cây vào lửa có nhựa chảy ra, dùng nhựa này đặt vào chỗ răng đau, Việt Nam, thân cây đốt thành tro được dùng nhuộm răng đen.
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn
Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.
Cọ cảnh: trị nôn ra máu chảy máu cam ỉa ra máu
Cây cọ cảnh, với tên khoa học Trachycarpus fortunei, là một loài cây thuộc họ Cau, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt
Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.
Đậu cộ biên, cây thực phẩm
Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ
Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp
Đưng láng, cây thuốc trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai
Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.