- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm
Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hành, Hành hương, Hành hoa - Allium íístulosum L., thuộc họ Hành - Alliaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 50cm, có thân hành nhỏ, trắng hay nâu, chỉ hơi phồng, rộng 0,7 - 1,5cm. Lá màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, dài đến 30cm, có bẹ lá dài bằng 1/4 phiến. Cán hoa (trục mang cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh; bầu xanh đợt. Quả nang.
Cây ra hoa vào mùa xuân, mùa hè.
Bộ phận dùng
Củ hành hoặc toàn cây - Bulbus seu Herba Allii; thường có tên là Thông; có khi dùng cả hạt, Thông tử.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Đông Á (ôn đới và cận nhiệt đới), được trồng rộng rãi khắp nơi làm rau ăn hàng ngày. Nhân giống thông thường bằng cách tách bụi (củ). Cũng có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân, mùa thu. Thu hái quanh năm. Khi dùng củ hành, bóc lớp vỏ ngoài, nhặt hết rễ; rửa sạch. Thường dùng tươi.
Thành phần hóa học
Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin. Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit. Hạt chứa S -propenyl- l- eine sulfoxide.
Tính vị, tác dụng
Hành có vị cay, tính ấm; có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm. Tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư. Hạt có vị cay, tính ấm, có tác dụng bổ thận, làm sáng mắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Hành là một loại rau gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc bếp núc. Hầu như tất cả các món ăn đều có sử dụng Hành lá để tạo thêm phần thơm ngon. Tro ng nhân dân ta thường có câu tục ngữ rất quen thuộc: "Trăm thứ canh không Hành không ngon". Hành thường được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi; 2. Khó tiêu và các bệnh lên men đường ruột; 3. Nghẽn ruột do giun đũa. Dùng 10 - 30g tươi dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa chứng giảm niệu, bỏng và viêm mủ da, eczema, chứng phát ban, làm các vết thương mau liền sẹo. Nghiền nát đắp tại chỗ.
Hạt dùng chữa thận hư, mắt hoa.
Đơn thuốc
Cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi: Củ Hành tươi 30g, Gừng 10g sắc uống. Có thể thêm Chè hương 10g nấu nước uống khi còn đang nóng. Đắp chân cho ra mồ hôi. Có thể kết hợp dùng Hành sống 3 củ, Gừng 3 lát với Tía tô 10g thêm ít muối hoặc có thể thêm một quả trứng gà gia vào bát cháo nóng để ăn giải cảm.
Giảm niệu: Giã Hành đắp vào rốn.
Nghẽn ruột do giun đũa: Hành củ 30g nghiền ra với 30g dầu vừng và uống, mỗi ngày 2 lần.
Eczema, phát ban, loét ở chân: Hành tươi giã nát, cho nước đun sôi để rửa các phần đau, tuỳ theo kích thước của phần nhiễm bệnh mà dùng lượng hành nhiều hay ít.
Viêm mũi, nghẹt mũi: Dầm vài ba củ Hành để vào ly, chế nước sôi vào, trùm hoa giấy lên, hít vào mũi. Hoặc dùng nước Hành pha loãng nhỏ mũi.
Chữa bệnh tê thấp: Cho muối vào hành, thêm ít tương đậu nành, xào với dầu thực vật để ăn. Ngày nay, người ta đã biết được giá trị của Hành cũng như Tỏi trong việc phòng trị bệnh ung thư.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc
Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.
Mít nài: cây thuốc
Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.
Nhũ mộc: dùng uống như sữa
Gốc ở Nam Mỹ châu, được nhập trồng trong tất cả các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, có trồng ở Quảng Trị, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh
Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một, Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai
Cọ cảnh: trị nôn ra máu chảy máu cam ỉa ra máu
Cây cọ cảnh, với tên khoa học Trachycarpus fortunei, là một loài cây thuộc họ Cau, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy
Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.
Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc
Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau
Bắc sa sâm: cây thuốc chữa viêm hô hấp
Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà.
Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày
Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào
Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun
Kim cang đứng, cây thuốc
Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian
Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió
Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn
Mướp sát: chữa táo bón
Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Nghể: giải nhiệt chữa ho
Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.
Chè dại: cây thuốc làm dễ tiêu và bổ
Lá không chứa alcaloid, không có chất thơm, thường được đồng bào Mường ở Lai Châu, Hoà Bình dùng nấu nước uống thay chè, xem như là dễ tiêu và bổ
Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt
Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.
Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương
Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương
Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu
Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Hu đay, thuốc thanh lương, chỉ huyết
Có tác dụng thanh lương, chỉ huyết, giảm đau, Vỏ dùng làm dây buộc và được dùng chế bông nhân tạo
Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương
Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản
Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.